Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì? Cách thực hiện cúng sửa nhà chuẩn nhất

Lễ cúng sửa nhà đã trở thành một phong tục quen thuộc không thể thiếu khi sửa chữa nhà cũ cũng như xây một nhà mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về cách thức thực hiện và cần mua sắm những lễ vật nào để cúng sửa nhà đúng cách và hoàn hảo nhất. Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ giới thiệu và cung cấp đến bạn những thông tin liên quan về lễ cúng sửa nhà đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Sửa nhà có cần cúng không?

Cúng sửa nhà là thủ tục thường được thực hiện trước khi gia chủ tiến hành sửa chữa nhà cửa. Đây là nghi lễ không bắt buộc tuy nhiên vẫn nên làm bởi vì cũng giống như xây nhà, việc sửa chữa cũng sẽ động chạm đến thổ địa, long mạch đất đai. Vì vậy, gia chủ cần phải làm lễ cúng sửa nhà để báo cáo và xin phép ông bà tổ tiên, thổ địa cùng các vị thần linh cai quản tại khu vực đó.

cung-sua-nha-1
Sửa nhà có cần cúng không?

Theo quan niệm phong thủy hay tâm linh xưa nay vẫn thừa nhận rằng “đất có thổ công, sông có hà bá”, bất kỳ mảnh đất nào đều có thổ công trông coi, cai quản. Sửa nhà tức là khi mọi thứ đang yên lành thì bạn lại muốn động chạm, sửa sang như đào móng xây nhà, đào giếng, nâng nền, sửa bếp, xây dựng công trình,... Những việc này được xem là động đến phần âm - động đến thổ thần, chủ đất và có thể ảnh hưởng không tốt tới đời sống của gia đình.

Do đó, nếu bạn muốn sửa sang nhà cửa thì cần có lễ vật dâng cúng lên ông bà tổ tiên và thần linh thổ địa. Trước là để cáo lễ, sau là cầu các vị phù hộ độ trì cho việc sửa chữa được tiến hành thuận lợi, suôn sẻ, tránh được những điều xấu có thể xảy ra. Đồng thời, lễ cúng sửa nhà cũng là dịp để gia chủ cầu mong các vị thần linh bao bọc, che chở cho gia đạo bình an, hòa thuận và gặp nhiều may mắn.

Ngoài ra, nếu bên trên trên khu đất đó đang có các vong linh trú ngụ thì thực hiện lễ cúng để trình báo việc sửa chữa sẽ giúp các vong linh này “vui vẻ” và “hoan hỷ” chuyển sang một nơi khác, không quấy nhiễu giúp cho việc thi công được tiến hành thuận lợi. Vì vậy, cúng sửa nhà có vai trò quan trọng, rất nên thực hiện trước khi bắt tay vào sửa sang nhà cửa.

Lễ vật, mâm cúng sửa nhà cần những gì?

Cúng sửa nhà là một nghi lễ tâm linh nên lễ vật cúng động thổ sửa nhà cần được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo với tấm lòng thành tâm của gia chủ. Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền và điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng sửa nhà cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản mâm cúng sửa nhà đơn giản sẽ bao gồm những lễ vật sau:

Mâm lễ mặn cúng sửa nhà đơn giản

Mâm lễ mặn gồm 2 phần là bộ tam sinh (gà luộc nguyên con, trứng gà luộc, thịt lợn luộc) và đồ nếp (1 đĩa xôi hoặc 1 đĩa bánh chưng).

cung-sua-nha-2
Mâm lễ mặn cúng sửa nhà đơn giản

Mâm ngũ quả cúng sửa nhà

Gia chủ chuẩn bị một mâm ngũ quả bao gồm các loại trái cây tươi ngon, có màu sắc cát tường như vàng hoặc đỏ để mang lại may mắn cho gia đình. Do đặc trưng văn hóa và sản vật nên mỗi miền sẽ có mâm ngũ quả khác nhau:

  • Miền Bắc: Mâm ngũ quả thường bày theo thuyết ngũ hành, các loại quả phổ biến là chuối, bưởi, quýt, táo, lê, hồng, phật thủ,....

  • Miền Trung: Các loại trái cây thường thấy trên mâm ngũ quả là chuối, cam, xoài, thanh long, quýt, sung,…

  • Miền Nam: Mâm ngũ quả theo cách cúng sửa nhà miền Nam dựa theo mong ước “cầu vừa đủ xài” với các loại trái cây như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

cung-sua-nha-3
Mâm ngũ quả cúng sửa nhà

Một số đồ cúng sửa nhà khác

Hương/nhang, 1 lọ hoa tươi, 5 lễ tiền vàng, 1 bát nước sạch, 1 bát gạo, 1 đĩa muối trắng, 1 chai rượu nếp, 1 đĩa trầu cau (5 lá trầu và 5 quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm sẵn), 1 túi/hộp chè, 1 bao thuốc lá, 5 cái oản đỏ, 5 lễ vàng tiền, một đĩa muối nữa để riêng (sau khi làm lễ dùng để rải quanh đất), bài văn khấn cúng sửa nhà.

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ thì mâm cúng sửa nhà đặt ở đâu là hợp lý. Thông thường, lễ vật sẽ được bày biện lên mâm hoặc đặt trên hai cái bàn, một bàn cao bày các món chay và các đồ lễ khác, một bàn thấp bày các món mặn. Bàn cúng sẽ được đặt giữa nhà hoặc nếu động thổ thì đặt ngoài trời giữa khu đất chuẩn bị thi công.

cung-sua-nha-4
Mâm cúng sửa nhà nên đặt ở đâu?

Bài văn khấn sửa nhà đơn giản, ngắn gọn

Sau khi chuẩn bị mâm lễ cúng sửa nhà xong xuôi, tới giờ lành gia chủ hoặc người mượn tuổi ăn mặc chỉnh tề tiến hành thắp nhang, vái 4 phương 8 hướng rồi quay vào mâm lễ đọc bài khấn sửa nhà như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.– Con kính lạy Quan Đương niên.

Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:…………….

Ngụ tại:…………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng:

Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

cung-sua-nha-5
Văn khấn sửa nhà chuẩn nhất

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến cúng sửa nhà

Cúng sửa nhà giờ nào tốt?

Sửa chữa nhà cửa đều là những việc ảnh hưởng đến thổ địa và chủ đất. Vì vậy, việc xem ngày, giờ cúng sửa nhà tốt sẽ mang lại nhiều may mắn cũng như mọi việc thuận lợi cho gia chủ. 

Để chọn ngày tốt sửa nhà cần hợp với tuổi gia chủ, tránh những ngày xấu phạm bách kỵ như Sát chủ, Dương công kỵ, Nguyệt kỵ, Thọ tử, Tam nương,... Trong trường hợp cấp bách phải sửa nhà mà phạm vào Tam Tai, gia chủ nên mượn tuổi của người khác hợp phong thủy để cúng sửa nhà.

Nên chọn cúng giờ Hoàng Đạo, tránh giờ hắc đạo bởi vì chọn ngày đẹp nhưng tiến hành cúng vào giờ hắc đạo cũng dễ mang lại những điều không may. Những giờ đẹp để bạn có thể chọn là giờ Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát. Bạn có thể hỏi những người có kinh nghiệm trong lễ bái, tâm linh hoặc tham khảo các chuyên gia phong thủy, nghiên cứu sách tử vi để có sự chuẩn bị chu đáo nhất nhé.

cung-sua-nha-6
Nên chọn cúng giờ Hoàng đạo, tránh giờ hắc đạo

Cúng sửa nhà quay mặt hướng nào?

Mâm cúng sửa nhà nên đặt giữa nhà hoặc giữa khu đất để thần linh có thể nhìn thấy rõ. Cúng sửa nhà nên quay mặt vào hướng hợp với tuổi của gia chủ. Khi thực hiện lễ cúng, gia chủ thắp hương vái 4 phương 8 hướng, sau đó quay mặt vào mâm lễ thành tâm đọc bài khấn.

Cách cúng sửa nhà như thế nào?

Đầu tiên, cách giờ cúng 60 phút, gia chủ bày biện bố trí lễ vật đã chuẩn bị lên một hoặc hai cái bàn tùy vào số lượng đồ cúng. Bàn cúng sẽ được đặt giữa nhà hoặc giữa khu đất, ngoài ra đặt và một phần gạo muối cúng cô hồn ở ngoài sân hoặc phía ngoài đường.

Người làm lễ sửa soạn ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ khi tới giờ lành thì đốt hai cây đèn cầy (hoặc nến) và thắp 11 cây nhang, sau đó vái 4 phương 8 hướng rồi cắm nhang vào bàn cúng, mỗi bàn 5 cây và một cây phía ngoài, sau đó đọc bài cúng sửa nhà.

Trong trường hợp mượn tuổi của người khác thì người làm lễ cần đọc thêm một bài văn khấn mượn tuổi sửa nhà, gia chủ cũng cần lánh đi chỗ khác cho đến khi xong nghi lễ.

Sau khi hoàn tất quá trình làm lễ, đợi hương cháy gần hết thì mới tiến hành hóa tiền vàng và rải muối, gạo ở các khu vực khu đất chuẩn bị sửa chữa. Người chủ lễ sẽ phải tự mình tháo dỡ công trình hoặc tự tay cuốc đất vào vị trí động thổ.

Lưu ý: Nên giữ lại cẩn thận 3 hũ muối – gạo – nước để sau khi nhập trạch thì để nơi bếp, nơi thờ Táo Quân.

cung-sua-nha-7
Quy trình cúng sửa nhà

Sửa nhà xong có cần nhập trạch không?

Sau khi sửa nhà, bạn cần phải có lễ nhập trạch hay lễ lên nhà mới. Hiểu đơn giản, “nhập” là vào và “trạch” là nhà, nhập trạch tức là dọn vào nhà mới và bạn “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh đang quản lý ngôi nhà.

Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng vì trong quá trình xây dựng, sửa chữa, đào đất đều có thể động đến long mạch của đất đai. Nếu muốn chuyển vào sinh sống, bạn phải thông báo đến các vị thần linh cai quản để họ biết đến sự có mặt của mình. Đồng thời cầu mong các vị thần linh che chở trước sự quấy nhiễu của ma quỷ và phù hộ gia đình sức khỏe, tài lộc.

>>> XEM NGAY:

Sau khi sửa nhà có cần lễ tạ không?

Khi đã hoàn thành xong việc sửa nhà thì gia chủ cũng cần phải tiến hành thêm lễ tạ sau khi sửa nhà. Đây là phong tục quan trọng như lễ cúng xin sửa nhà, vì vậy gia chủ không nên bỏ qua. Mục đích của nghi lễ này là gửi lời cảm ơn tới ông bà tổ tiên, chư vị thần linh đã phù hộ cho quá trình sửa chữa nhà cửa được diễn ra thuận lợi đồng thời mời các Ngài an tọa.

cung-sua-nha-8
Sau khi sửa nhà có cần lễ tạ không?

Cắm sắm lễ vật cũng tương tự như sắm lễ cúng khấn sửa nhà, bao gồm mâm lễ mặn, mâm lễ chay, hương hoa, tiền vàng, nước sạch và các đồ lễ khác. Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi các lễ vật cúng tạ sau khi sửa nhà, gia chủ hoặc người mượn tuổi ăn mặc gọn gàng, thái độ thành tâm đọc văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà như sau: 

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

- Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

- Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. 

- Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần 

- Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

- Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thần Quan.

- Con kính lạy hội đồng Gia Tiên nội ngoại họ…….. gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:………...........................................................Sinh năm: .........................

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên......................... Năm sinh......................)

Hôm nay, ngày...... Tháng ..... năm..... (Âm lịch) Tại địa chỉ:................................

Nhân ngày lành tháng tốt, chúng con nhất tâm xin phép làm lễ Tạ ơn sau khi đã hoàn thiện tu tạo sửa chữa nhà cửa, kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Phật Thánh cùng Gia tiên họ.......

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. 

Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay việc tu tạo sửa chữa đã xong nhà tươi cảnh đẹp, chúng con đội ơn các ngài đã che chở để việc sửa chữa hanh thông thuận lợi. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch, căn nhà từ nay sinh khí tràn đầy người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, nay việc sửa chữa tu tạo đã xong chúng con sắm lễ tỏ lòng hiếu kính ơn sâu cảm tạ, cầu xin Gia tiên phù hộ cho con cháu gia đạo hưng vượng con cháu thêm công thêm việc để công thành danh toại, có quý nhân phù trợ, bốn mùa không tai ách, tám tiết được điềm lành tiếp ứng, công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Khi đọc văn khấn, người làm lễ phải đọc rõ ràng, thái độ chân thành để thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên và chư vị thần linh.

Trên đây là tổng hợp những thông tin đầy đủ và cần thiết để thực hiện nghi lễ cúng sửa nhà. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tiến hành một lễ cúng động thổ, sửa nhà hoàn hảo. Cùng chờ đón những bài viết bổ ích tiếp theo trên Homedy.com nhé!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Văn khấn chuyển bàn thờ Thần Tài sang vị trí khác và những lưu ý cần biết

Bàn thờ Thần Tài là một trong những vị trí linh thiêng thờ cúng các vị thần để cầu mong may mắn, tài lộc. Muốn chuyển bàn thờ Thần Tài cũng cần tìm hiểu kỹ càng và thực hiện theo đúng quy trình nhất định. Bài viết dưới đây Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu các bài văn khấn chuyển bàn thờ Thần Tài và một số điều cần biết để nghi lễ thực hiện thuận lợi.

Bài cúng đất đầu năm 2024 chuẩn nhất - Hướng dẫn sắm lễ tạ đất đầu năm từ A - Z

Cúng tạ đất đầu năm là một lễ nghi truyền thống của người Việt Nam từ ngàn xưa. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa cũng như cách thực hiện lễ tạ đất đầu năm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Homedy tìm hiểu cách sắm lễ cúng đất đầu năm và bài văn khấn cúng tạ đất chuẩn và chi tiết nhất nhé!

[Tổng hợp] Văn khấn cúng đất đai và cách chuẩn bị lễ tạ đất đầy đủ nhất

Từ xa xưa, ông bà ta đã nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cho nên những vấn đề liên quan đến đất đai rất được coi trọng. Do đó, cứ đầu năm hoặc cuối năm là các gia đình lại làm lễ tạ đất để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh cai quản mảnh đất mình đang sinh sống. Trong bài viết này, hãy cùng Homedy tìm hiểu bài văn khấn cúng đất đai, cách chuẩn bị lễ vật và cách thực hiện trong dịp quan trọng này nhé!

Thủ tục cúng nhà mới thuê hợp phong thủy, sinh an lành

Theo phong thủy và phong tục truyền thống của người Việt ta, khi dọn vào nhà thuê mới, bạn nên làm lễ cúng. Vậy thủ tục cúng nhà mới thuê cần lưu ý những gì để rước được an lành, may mắn khi sống tại đây?

Văn khấn khai trương cửa hàng, cách cúng và những vấn đề liên quan khác

Với các dịch vụ buôn bán, kinh doanh, may mắn luôn đóng một phần quan trọng trong sự thành công. Trong dân gian, người xưa cũng quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”. Vì vậy lễ cúng khai trương rất cần được chú ý bởi những người đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh. Vậy cần chuẩn bị những gì khi cúng khai trương? Văn khấn khai trương cửa hàng thế nào cho đúng? Bài viết này cung cấp tất tần tật về những thứ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị, cùng tham khảo nhé!

    Mở App