Đất rừng sản xuất là gì? Những quy định A - Z về đất rừng sản xuất

Đất lâm nghiệp thường được Nhà nước giao cho các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng với nhiều mục đích. Trong đó, rừng để sản xuất chiếm diện tích khá lớn, với nhiều đặc điểm và quy định mà người sở hữu cần nắm rõ. Vậy đất rừng sản xuất là gì? Các quy định giao đất rừng sản xuất như thế nào? Có nên mua đất rừng sản xuất không? Đất rừng sản xuất có được xây nhà không? Cùng tìm câu trả lời chính xác ngay trong bài viết dưới đây.

Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Các quy định liên quan đã được nêu rõ trong Điểm c, Khoản 1, Điều 10 của Luật đất đai năm 2013. Đây là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên phải tuân theo các quy định sử dụng của loại đất này.

Đất rừng sản xuất là 1 trong 3 loại đất lâm nghiệp bao gồm: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Theo đó, đất rừng sản xuất được phân loại thành 2 nhóm, đó là:

  • Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Gồm có rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

  • Rừng sản xuất là rừng trồng: Bao gồm rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư hoặc trồng bằng vốn từ ngân sách Nhà nước.

Mục đích của rừng sản xuất là gì? Mục đích sử dụng đất rừng sản xuất chủ yếu là sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

dat-rung-san-xuat-la-gi-1
Đất rừng sản xuất là gì? Khái niệm rừng sản xuất

Ký hiệu đất rừng sản xuất

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT, ký hiệu đất rừng sản xuất là RSX. Như vậy, nếu trên bản đồ địa chính có ghi ký hiệu RSX có nghĩa phần đất đó đang được sử dụng với mục đích làm đất rừng sản xuất. 

Đất rừng sản xuất được trồng cây gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định rõ ràng về loại cây trồng cụ thể trên đất rừng sản xuất. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đất rừng sản xuất là loại đất được dùng để trồng các loại cây lấy gỗ lâu năm để cung cấp gỗ, kết hợp với phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng sản xuất nếu được đầu tư và khai thác đúng cách sẽ là nơi cung cấp nguồn gỗ nhiên liệu dồi dào phục vụ cho ngành công nghiệp gỗ. Đây là cơ hội để mở rộng và đẩy mạnh kinh tế trong nước và xuất khẩu.

dat-rung-san-xuat-la-gi-3
Đất rừng sản xuất được làm gì?

Hạn mức giao đất rừng sản xuất

Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013, hạn mức giao đất rừng sản xuất cho các cá nhân, hộ gia đình như sau:

  • Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta.

  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

Ngoài ra, đối với diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất thì không tính vào hạn mức giao đất nêu trên.

Quy định về chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Bên cạnh khái niệm đất rừng sản xuất là gì, rất nhiều người băn khoăn về việc đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không? Mời bạn đọc tham khảo các quy định liên quan về chuyển nhượng đất rừng sản xuất trong nội dung dưới đây.

Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

Hiện nay, pháp luật không cấm chuyển nhượng đất rừng sản xuất. Trên thực tế, chủ rừng hoàn toàn được phép tiến hành chuyển nhượng đất rừng sản xuất nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Muốn chuyển nhượng đất rừng sản xuất cần đảm bảo các điều kiện sau:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  2. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

  3. Đất không bị tranh chấp

  4. Đất vẫn trong thời hạn sử dụng đất

  5. Diện tích đất không quá 150 ha với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng

  6. Diện tích đất không quá 300 ha với các xã, phường, thị trấn ở vũng trung du, miền núi

  7. Chỉ được chuyển nhượng đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực có đất rừng sản xuất đó.

dat-rung-san-xuat-la-gi-2
Chuyển nhượng đất cần có đầy đủ giấy tờ theo quy định

Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Để chuyển nhượng đất rừng sản xuất, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ký kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Các bên ra Văn phòng công chứng hoặc UBND xã/phường để công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Bước 2: Thực hiện các thủ tục chuyển nhượng tại Văn phòng đăng ký đất đai

Sau khi đã công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Sau đó Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Trích lục bản đồ địa chính hoặc tiến hành kiểm tra bản trích địa chính do người sử dụng đất nộp

  • Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa nếu cần thiết

  • Cập nhật thông tin thửa đất đăng ký trong hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật

Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính xong sẽ nộp lại hóa đơn cho chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và chờ nhận kết quả. 

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có nên mua đất rừng sản xuất không?

Theo một số thống kê gần đây, đầu tư loại hình BĐS này có thể mang đến lợi nhuận thụ động và bền vững hằng năm lên đến 42%. Vậy có nên mua đất rừng sản xuất không? Dựa vào con số lợi nhuận thì đương nhiên câu trả lời là có!

Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý tới một số vấn đề dưới đây để mua được một mảnh đất minh bạch, đem lại nhiều lợi nhuận tốt.

  • Kiểm tra kỹ lưỡng sổ đỏ của mảnh đất đó

  • Đảm bảo rừng sản xuất đang không vướng phải tranh chấp, không bị cầm cố ngân hàng hay vướng phải các vấn đề pháp lý. 

  • Đảm bảo đất rừng không nằm trong diện quy hoạch. 

  • So sánh giá bán đất rừng sản xuất với những khu rừng sản xuất lân cận để tránh bị mua hớ.

dat-rung-san-xuat-la-gi-5
Lưu ý khi mua đất rừng sản xuất

Quy định về cho thuê đất rừng sản xuất

Căn cứ quy định tại Điều 17, Luật Lâm nghiệp 2017 về thuê đất rừng sản xuất như sau: “Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.”

Như vậy, Nhà nước cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng dưới hình thức trả tiền thuê rừng 1 lần hoặc hằng năm để sử dụng vào các mục đích lâm nghiệp.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

Nhiều người thắc mắc liệu đất rừng sản xuất có được chuyển mục đích hay không? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé!

Đất rừng sản xuất có chuyển đổi được không?

Đất rừng sản xuất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng tùy theo nhu cầu của người sử dụng đất và căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Trường hợp muốn chuyển đất rừng sản xuất (thuộc đất nông nghiệp) sang đất phi nông nghiệp thì cần có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cụ thể:

  • UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.

  • UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình. Trường hợp cho cá nhân, hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên, thì phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.

dat-rung-san-xuat-la-gi-6
Đất rừng sản xuất có được chuyển mục đích hay không?

Đất rừng sản xuất có lên thổ cư được không?

Đất rừng sản xuất được xác định là một loại đất nông nghiệp (theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013).

Mặt khác, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước cho phép chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Như vậy, hoàn toàn có thể chuyển đất rừng sản xuất lên thổ cư, tuy nhiên, để được chuyển chuyển đất rừng sang đất ở thì cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

  • Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

  • Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt

  • Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

>>> XEM NGAY: Đất rừng sản xuất có lên thổ cư được không? Thủ tục chuyển đổi như thế nào?

Có được phép xây nhà trên đất rừng sản xuất không?

Không ít nhiều người thắc mắc về việc đất rừng sản xuất có được xây nhà không? Câu trả lời là có. Theo đó, để có thể tiến thành xây nhà trên đất rừng sản xuất thì trước hết cần tiến hành thủ tục xin chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở.

Đất rừng sản xuất có làm trang trại được không?

Đất rừng sản xuất và đất xây dựng trang trại là 2 loại đất trong cùng một nhóm đất nông nghiệp. Như vậy, hoàn toàn có thể chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trang trại.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013, trường hợp chuyển đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tóm lại, nếu muốn chuyển mục đích từ đất rừng sản xuất sang xây dựng trang trại nuôi lợn, gà, trâu, bò,… cần làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất và được sự chấp thuận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện nơi có đất.

dat-rung-san-xuat-la-gi-7
Làm trang trại trên đất rừng sản xuất có được không?

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

Muốn chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và xem xét. Nếu thiếu hoặc giấy tờ sai sót thì cơ quan tiếp nhận sẽ tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh theo đúng quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xác nhận thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. 

Nếu trong trường hợp được phép chuyển thì sẽ tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và yêu cầu đóng phí. Thời gian thực hiện từ 15 ngày. Nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa khoảng 25 ngày.

Bước 4: Trả kết quả

Giải đáp các thắc mắc liên quan

Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên phải không?

Căn cứ theo Luật Lâm nghiệp 2017, Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm tra, kiểm trê và theo dõi diễn biến rừng và quyết định 49/2016/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất thì rừng sản xuất được chia làm: rừng tự nhiên và rừng trồng. 

Như vậy, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đó có thể là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc rừng được phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung. 

Đất rừng sản xuất có được cấp sổ đỏ/ sổ xanh không?

Theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 và Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất rừng sản xuất là loại đất được Nhà nước cấp sổ đỏ/sổ xanh.

Người sử dụng đất rừng muốn được cấp sổ xanh hoặc sổ đỏ cần đảm bảo các điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép. Đồng thời, phải đóng các khoản phí và lệ phí như sau:

  • Lệ phí địa chính: Tùy theo từng điều kiện phát triển kinh tế của từng địa phương

  • Tiền sử dụng đất: Tùy vào từng trường hợp sẽ xem xét mức nộp tiền sử dụng đất, căn cứ vào Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

  • Lệ phí trước bạ: Được tính bằng (mức thu lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành) x (mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ, đối với nhà, đất là 0,5%)

  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: <1500đ/m2

  • Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: <7.500.000đ/hồ sơ

Đất rừng sản xuất có được thế chấp không?

Trường hợp đất rừng sản xuất là tài sản hợp pháp và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể thế chấp đất rừng sản xuất trong điều kiện không vượt quá 300 ha.

Có được bồi thường đất rừng sản xuất khi bị thu hồi không?

Khi bị thu hồi đất rừng sản xuất, bạn có được bồi thường hay không phụ thuộc vào hình thức sử dụng đất của bạn và lý do thu hồi đất.

Người sử dụng đất rừng sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường về đất hoặc nhận các khoản đền bù đất như: chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường về tài sản, vật nuôi và cây trồng trên đất,...

>>>XEM NGAY: Giá đền bù đất rừng sản xuất khi bị thu hồi

Trên đây bất động sản Homedy đã giải thích chi tiết cho bạn về khái niệm đất rừng sản xuất là gì và những quy định xung quanh việc sử dụng, chuyển nhượng loại đất này. Hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mẫu hợp đồng thuê nhà cá nhân hợp pháp và ngắn gọn nhất

Mẫu hợp đồng thuê nhà cá nhân hợp pháp và ngắn gọn nhất năm 2024 dưới đây là văn bản pháp lý được xây dựng trên quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 và Luật nhà ở năm 2014. Để có được mẫu hợp đồng thuê nhà cá nhân đảm bảo tính hợp pháp và ngắn ngọn, mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau!

Thị trường thứ cấp là gì? Phân biệt thị trường BĐS thứ cấp và sơ cấp?

Căn cứ vào tính chất, thời gian phát hành công cụ cụ tài chính mà có thể phân chia thị trường thành thứ cấp và sơ cấp. Bài viết dưới đây của Homedy.com sẽ giải đáp chi tiết về thị trường thứ cấp là gì và cách phân loại thị trường BĐS.

3 loại phí bắt buộc phải đóng khi ở chung cư

Ngày nay, việc mua căn hộ chung cư trở thành lựa chọn phổ biến khi mà quỹ đất tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê đầy đủ những loại phí chung cư phải đóng hiện nay.

Sổ đỏ, sổ hồng chung có tách riêng được không? Có nên mua nhà đất sổ chung?

Mua nhà sổ chung thường có giá rẻ hơn nhiều so với mua nhà sổ riêng. Tuy nhiên, việc này cũng có rất nhiều tồn tại về mặt pháp lý đòi hỏi cần phải tính toán để tránh những rủi ro về quyền sở hữu. Có nên mua nhà có sổ đỏ, sổ hồng chung không? Sổ đỏ chung có tách riêng được không? Cùng Homedy tìm hiểu qua các thông tin sau:

Đất sản xuất kinh doanh và những điều cần biết [Cập nhật mới nhất]

Đất sản xuất kinh doanh là đất được sử dụng để sản xuất kinh doanh và nhiều mục đích khác. Tuy nhiên, trong Luật pháp hiện hành vẫn chưa ghi rõ về loại đất này và mục đích sử dụng của nó. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây của Homedy.com, khái niệm đất sản xuất kinh doanh là gì, mục đích sử dụng ra sao, các quy định xung quanh loại đất này là gì sẽ được trình bày đầy đủ và chi tiết.

    Mở App