Những điều bắt buộc phải biết khi nhận bàn giao căn hộ chung cư

Nhận bàn giao căn hộ là công việc rất dễ xảy ra sai sót nhưng thường được tiến hành qua loa, nhất là đối với những người mua nhà lần đầu. Dưới đây sẽ là tổng hợp những điều bắt buộc bạn phải biết.

THỦ TỤC BÀN GIAO CĂN HỘ

Thủ tục nhận bàn giao như sau:

- Sau khi đóng tiền đợt cuối: giá trị 95 % căn hộ thì khách hàng sẽ có thông báo nhận bàn giao căn hộ từ chủ đầu tư. (Trong trường hợp mua nhà trả góp bạn bỏ qua điều này). Trong vòng 5 – 7 ngày, kể từ ngày có thông báo thì bạn hãy thu xếp thời gian cùng với người nhà hoặc bạn bè đến nhận bàn giao căn hộ.

- Hãy ủy quyền cho người khác đến nhận hộ nếu bạn không thể đến bàn giao nhận căn hộ.

- Nếu bạn không có lý do chính đáng, đến quá hạn thông báo mà không đến nhận bàn giao căn hộ sẽ bị tính là đã đồng ý nhận bàn giao ( hãy đọc kỹ hợp đồng xem có điều khoản này không).

- Trước tiên bạn kiểm tra các biên bản, hồ sơ hoàn thành công trình nếu đã đủ theo danh mục dưới đây thì tiếp tục đi kiểm tra các hạng mục từ phần sử dụng chung đến phần sử dụng riêng của căn hộ mình mua.

Biên bản bàn giao căn hộ theo luật định

Theo khoản 3 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, chủ đầu tư chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng (trường hợp này là căn hộ chung cư) cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà, công trình xây dựng đó.

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại Phụ lục của Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì chủ nhà, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật và theo nội dung hợp đồng đã ký kết (nếu có).

Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở bao gồm:

1) Giấy phép xây dựng.

2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

phap ly du an
Ảnh minh họa

Quyền lợi của khách hàng được đảm bảo

Điều kiện nghiệm thu và bàn giao căn hộ chung cư phải đáp ứng các yêu cầu và phải có hồ sơ nêu trên. Trong đó có hồ sơ về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy. Ngoài ra, điều kiện bàn giao căn hộ còn phải đáp ứng các điều kiện khác (nếu có) theo hợp đồng, thỏa thuận giữa hai bên.

ban giao nha
Ảnh minh họa

Trường hợp căn hộ chưa đủ điều kiện bàn giao theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng thì được quyền từ chối nhận.

Trường hợp không đủ điều kiện bàn giao, thiếu an toàn mà chủ đầu tư không khắc phục, vẫn yêu cầu người mua căn hộ nhận bàn giao thì bên mua được quyền phản ánh vụ việc đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng (UBND, Sở Xây dựng).

Trường phát hợp phát sinh tranh chấp thì có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Vậy việc nhận bàn giao và ký vào biên bản bàn giao căn hộ của khách hàng rất khách quan theo luật quy định cụ thể, quyền lợi khách hàng được đảm bảo. Việc chất lượng công trình khi nhận bàn giao lại là 1 việc đáng lưu ý hơn.

NHẬN BÀN GIAO NHÀ VÀ NHỮNG BƯỚC KIỂM TRA CĂN HỘ CẦN CÓ

Để kiểm tra nhận nhà ta làm các bước sau:

Sử dụng phụ lục hoặc bảng mô tả chi tiết căn hộ đã chuẩn bị sẵn để đánh dấu tình trạng các trang thiết bị đã kiểm tra ( tốt hay không tốt, hư, cần sửa chữa, thiếu hay đủ…).

1. Kiểm tra hệ thống điện:

– Khu vực bảng điện trung tâm của căn hộ thường nằm ngay sau cửa chính vào căn hộ và Tùy thiết kế để có các lộ dây trong đó có 01 Át tổng, và át các lộ dây kiểm soát hệ thống đèn chiếu sáng, ổ cắm...)

kidm tra dien
Ảnh từ Blog Nguyenhoanganh.net

Cách kiểm tra:

* Bật cầu dao tổng -> Bật át đèn -> Bật tất cả các công tác đèn tại các khu vực ( phòng khách, phòng ngủ 1,2, khu vực bếp, nhà vệ sinh 1,2, lô gia ( sân phơi).-> Kiểm tra -> bật tắt 3 lần liên tục Nếu tất cả sáng đèn và chủng loại đúng như trong bảng mô tả là được.

* Bật tất cả các Át khác: Sử dụng bút thử điện, đèn ngủ hoặc xạc điện thoại để kiểm tra Ổ cắm điện tại tất cả các khu vực ( Phòng khách, phòng ngủ 1,2, khu vực bếp, nhà vệ sinh, lô gia (sân phơi).

* Quạt hút mùi bếp bật xem có chạy không, xé 1 tờ giấy dạng sợi đưa lên trước hút mùi xem quạt chạy thế nào, có đủ mạnh không? Hoặc hút thuốc phả khói xem khói có được hút ra không?

* Đầu mạng, ti vi, Điều hòa và bình nóng lạnh tạm thời chưa kiểm tra được vì chưa có thiết bị, ta kiểm tra các vị trí đó xem có đầu chờ chưa.

2. Kiểm tra hệ thống nước: hệ thống nước tập trung ở Vệ sinh, Ban công logia, máy giặt, bếp.

- Hệ thống cấp nước: mở các vòi, đầu cấp, xả vệ sinh xem có nước không? Áp lực nước có đủ mạnh không, hay mạnh quá, tiện thể lấy nước để kiểm tra hệ thống thoát nước luôn (lấy bằng xô, chậu mang ở trên), kiểm tra xem van khóa tổng ở đâu? Van khóa tổng (thường sẽ ở trên trần vệ sinh hoặc bếp…).

- Hệ thống thoát nước: Đổ nước ra sàn vệ sinh, máy giặt, ban công, logia xem khả năng thoát nước có tốt không, có bị đọng nước do lát độ dốc không chuẩn không? Đổ nước ra sàn, đi kiểm tra các việc khác quay lại mà vẫn đọng nước thì thoát nước kém, do lỗ thoát hay do lát sàn thì xem và kiến nghị (cái này thường là nhiều nhà bị do thợ lát hoặc lắp thiết bị ẩu).

kiem tra he thong nuoc
Ảnh minh họa

- Chống thấm: Bằng mắt thường kiểm tra các vị trí tường, nhất là chân tường Vệ sinh, logia, ban công, hộp kỹ thuật …. Xem có hiện tượng bị thấm không?

3. Kiểm tra các trang thiết bị khác

* Gạch: Xem xét chủng loại, nhãn hiệu màu sắc, kích thước kiểm tra từ phòng khách -> phòng ngủ 1,2 -> khu vực bếp -> nhà vệ sinh.

Lưu ý: Theo kinh nghiệm thì gạch thẻ ốp chân tường va ốp vệ sinh là hay bị bong tróc , sứt sẹo nhất nhất nên cần lưu ý khi kiểm tra. Sàn gạch thì cứ đi lại nhiều lần -> nếu bị rộp hoặc làm không chắc sẽ có cảm giác ở chân ngay, ốp tường thì dùng tay, chuôi tôvít hoặc vật đầu tròn gõ kiểm tra nếu có vấn đề thì yêu cầu khắc phục.

kiem tra nha
Ảnh từ Blog Nguyenhoanganh.net

* Cửa: ( Cửa chính, cửa phòng ngủ, cửa nhà vệ sinh, cửa ra lô gia ( sân phơi). Kiểm tra bản lề cửa, đóng, mở, khóa vài lần nếu có thể. Với cửa sổ thì mở đóng vài lần để kiểm tra độ trượt, Kiểm tra việc tram khe giữa cửa sổ và tường xem có khít không? kiểm tra nẹp cửa có chắc chắn không?.

kiem tra cua
Ảnh từ Blog Nguyenhoanganh.net

* Tường: Kiểm tra màu sơn độ phẳng ( sử dụng thước kẻ, hoặc đèn pin chiếu sát tường, nếu không quá lồi lõm là được). Theo kinh nghiệm kiểm tra nhận nhà thì phần tường thường ít bị hư hao hoặc màu sơn không đồng nhất, tuy nhiên không ngoại trừ có 1 số thợ làm ẩu trát vội lớp trát yếu dễ bong tróc nên ta dung tay, chuôi tôvít hoặc các vật đầu tròn gõ kiểm tra điểm các vị trí xem có rộp, rỗng không (nếu thấy hiện tượng rộp có thể dùng tô vít chọc thử ) màu sơn nếu bị lem nhem, không đồng màu có thể yêu cầu khắc phục.

* Trần: Kiểm tra bằng mắt thường xem trần có phẳng không? Các góc dầm tường trát có chuẩn không?

* Lan can: Kiểm tra lan can sắt có chắc chắn không? Chân gắn sàn làm có cẩn thận không, nhất là các mối hàn có bị han gỉ không?

* Thiết bị báo cháy: Có 1 đầu báo cháy trong căn hộ, Thường thiết bị và hệ thống báo cháy được đơn vị PCCC và chủ đầu tư nghiệm thu. (Nên kiểm tra pháp lý dự án, tính an toàn cháy nổ của dự án có được kiểm duyệt qua hay không).

thiet bi bao chay
Ảnh minh họa

4. Kiểm tra diện tích

Dựa theo biên bản bàn giao và hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ mặt bằng chúng ta chuẩn bị để đo đạc kiểm tra diện tích căn hộ

- Với thời gian bàn giao ngắn ta không thể kiểm tra hết các kích thước của căn hộ mà nên tập trung đo đạc kiểm tra các kích thước tổng thể, kích thước lớn như chiều rộng, chiều dài các phòng, nếu khớp hoặc sai lệch ít thì có thể chấp nhận, nếu sai lệch nhiều thì bắt đầu kiểm tra kỹ hơn để xác định xem có bị lệch quá 2% diện tích không?

kiem tra dien tich
Ảnh từ Blog Nguyenhoanganh.net

- Thực ra việc tăng hay giảm diện tích căn hộ nói cho cùng làm sao khi ra sổ hồng diện tích trong đó ghi đúng diện tích mình trả tiền là được.

- Lúc kiểm tra diện tích tiện thể kiểm tra điểm chiều cao nhà xem có đúng thiết kế không

5. Nhận bàn giao nhà:

- Nếu khi kiểm tra có vấn đề, chủ căn hộ ghi rõ các yêu cầu trong biên bản bàn giao hoặc phiếu yêu cầu riêng (tùy chung cư có các loại giấy khác nhau) lưu ý, các yêu cầu càng rõ rang thì khả năng khắc phục càng triệt để.

ban giao nha
Ảnh minh họa

- Nếu tất cả các hệ thống điện nước và các thiết bị trong nhà đều ok thì ta tiến hành kí nghiệm thu nhận nhà

- Thông thường khi nhận bàn giao nhà sẽ có các loại chìa khóa sau: 1 chìa khóa thi công và 3 chìa khóa của cửa chính ( tùy loại khóa, căn hộ). chìa khóa phòng ngủ 1,2 (nếu có), chìa khóa cửa logia, ban công, cửa nhà vệ sinh….

- Dùng tem niêm phong dán và ký ở ngoài để tránh tình trạng không mong muốn người lạ có thể ra vào căn hộ, Nhớ đóng tất cả các cửa, tắt các vòi nước, tắt các Át tại bảng điện trung tâm trước khi dán niêm phòng.

HM(t/h)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà của Nhật Kim Anh: Biệt thự khủng 15 tỷ giữa lòng Sài Gòn

Nhà mới của Nhật Kim Anh ở Sài Gòn là một căn biệt thự rộng lớn, có không gian xanh, hồ cá Koi và khu vườn hoa đầy sắc màu. Sau 5 tháng chăm chút, nữ ca sĩ đã mở một bữa tiệc tân gia hoành tráng với sự có mặt của nhiều bạn bè nghệ sĩ.

Nhà của Đoàn Văn Hậu: Ngôi nhà cấp 4 tuổi thơ ở quê Thái Bình

Nhà của Đoàn Văn Hậu ở Thái Bình được xây vào năm 1999, đúng thời điểm nam cầu thủ chào đời. Mới đây, ngôi nhà đã được sửa lại khang trang để chào đón năm mới. Hãy cùng Homedy.com ghé thăm ngôi nhà tuổi thơ của chàng hậu vệ cành tránh U23 này nhé!

Thị trường thứ cấp là gì? Phân biệt thị trường BĐS thứ cấp và sơ cấp?

Căn cứ vào tính chất, thời gian phát hành công cụ cụ tài chính mà có thể phân chia thị trường thành thứ cấp và sơ cấp. Bài viết dưới đây của Homedy.com sẽ giải đáp chi tiết về thị trường thứ cấp là gì và cách phân loại thị trường BĐS.

Nhà của Bác Hồ: Mái nhà tranh giản dị bên làng Sen

Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân yêu gần gũi đã đã in sâu vào tiềm thức người Việt. Nơi ấy đẹp như một bức tranh yên bình, có những mái nhà tranh dưới lũy tre làng, có nhịp võng trưa hè đu đưa cùng tiếng ru à ơi của mẹ, có câu dân ca gợi thương gợi nhớ… Ấy cũng là nơi sinh thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

4 dự án bất động sản nghỉ dưỡng khả năng sinh lời cao nhất sau Covid-19

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Sau cuộc "sàng lọc" Covid-19, giờ đây nhiều nhà đầu tư dễ dàng đánh giá các dự án chất lượng, trong đó có thể kể đến 4 dự án sau.

    Mở App