Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là gì? Cách lập và mẫu biên bản mới nhất

Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là một trong những văn bản không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Khi muốn bàn giao lại mặt bằng thi công cho một công trình, chúng ta phải tiến hành soạn thảo biên bản bàn giao mặt bằng một cách chi tiết, cụ thể, đầy đủ hạng mục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết biên bản này sao cho chuẩn, đúng với quy định. Bài viết dưới đây của BĐS Homedy sẽ giúp bạn nắm được những nội dung về mẫu biên bản bàn giao này. Đồng thời, cung cấp một số biên bản mẫu để bạn tham khảo và sử dụng nhanh, phục vụ công việc một cách hiệu quả nhất.

Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là gì?

Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là gì?
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là gì?

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công là văn bản ghi chép lại nội dung của việc bàn giao và trả lại mặt bằng xây dựng công trình. Trong quá trình bàn giao mặt bằng công trình xây dựng cần sự có mặt của ban quản lý công trình, bên bàn giao là đại diện nhà thầu và bên nhận thầu bao gồm: chính quyền địa phương và đại diện chủ hộ. 

Đây là một mẫu biên bản quan trọng, vì vậy cả nội dung lẫn hình thức biên bản phải đảm bảo sự chính xác, thông tin minh bạch, công khai. Trong đó, các thông tin thỏa thuận bàn giao chi tiết, cụ thể giữa các bên như: diện tích đất được bàn giao, địa điểm, thời gian bàn giao,...

Nội dung mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công

Nội dung bàn giao mặt bằng thi công là những thông tin cần thiết để ghi nhận việc bàn giao và trả lại mặt bằng xây dựng công trình giữa các bên liên quan. Nội dung này bao gồm: 

  • Tên công trình xây dựng

  • Hạng mục công trình xây dựng

  • Địa điểm xây dựng công trình

  • Thời gian bàn giao

  • Thành phần tham gia bàn giao

  • Đại diện nhà thầu

  • Đại diện bên nhận đại diện chủ hộ

  • Thông tin về bên nhận đại diện chính quyền địa phương

  • Thông tin về bên giao đại diện ban quản lý dự án

  • Thông tin đo đạc, diện tích đất,...

  • Nội dung bàn giao sẽ dựa trên cơ sở căn cứ các quyết định 

Các nội dung trên sẽ được lập thành các bản và có xác nhận rõ ràng của 2 bên và các cấp chính quyền. Đảm bảo các thông tin chính xác, có xác nhận rõ ràng.

Bên cạnh việc sử dụng biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng công trình để phục vụ mục đích thỏa thuận bàn giao thì chủ hộ khi tiến hành nhận giao giao phải đo đạc lại diện tích khu đất chính xác. Sau đó hai bên tham gia hoạt động bàn giao phải làm thêm cam đoan giao trả đúng thời hạn và không phát sinh khiếu nại về sau.

Mẫu biên bản bàn giao này sẽ được tạo lập thành hai bản và mỗi bên giữ một bản để làm căn cứ thực hiện.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm khi nhận bàn giao nhà chung cư không sót một điểm nào!

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công

 Việc tiến hành lập biên bản cho trường hợp bàn giao mặt bằng khá đơn giản. Tuy nhiên,các bạn cần lưu ý rằng nếu biên bản không được soạn thảo đúng quy chuẩn, nội dung không đầy đủ, rõ ràng thì có thể sẽ gây ra những rắc rối về sau. 

Để hạn chế những vấn đề này, giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có, chúng tôi mời các bạn tham khảo Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng dưới đây sau. Mẫu biên bản này được trình bày chuẩn, đầy đủ các khoản mục.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG

Ngày / Date:........................................

Số / No.:...........................................

Công trình / Project:.........................

Địa điểm / Location:.................

Hợp đồng số / Contract No.:..................

1. Đại diện các bên có mặt bằng tại hiện trường bàn giao:

A. Đại diện bên chủ đầu tư:...............

- Ông (bà):.....................................

- Chức vụ / Position:...............

- Địa chỉ / Address:........................

- Điện thoại / Tel.:......................

B. Đại diện tư vấn dám sát:.......................

- Ông (bà):……............................

- Chức vụ / Position:......................

- Địa chỉ / Address:..............................

- Điện thoại / Tel.:.................................

C. Đại diện đơn vị thi công:.................

- Ông (bà):......................................

- Chức vụ / Position:...........................

- Địa chỉ / Address:...................

- Điện thoại / Tel.:..............................

D. Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế:……........

- Ông (bà):.……...............................

- Chức vụ / Position:.....................

- Địa chỉ / Address:.....................

- Điện thoại / Tel:.........................

2. Nội dung bàn giao:

STT NỘI DUNG BÀN GIAO KIỂM TRA SƠ BỘ GHI CHÚ
Theo thiết kế Theo thực tế
         
         

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ                                                                                                                  ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)                                                                                                         (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN THIẾT KẾ                                                                                                         ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)                                                                                                        (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

TẢI NGAY : Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng file word tại đây

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công số 1

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công số 2

Lưu ý khi lập biên bản bàn giao mặt bằng

Cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan

Quá trình bàn giao mặt bằng công trình xây dựng cần sự có mặt của ban quản lý công trình, bên bàn giao là đại diện nhà thầu và bên nhận thầu
Quá trình bàn giao mặt bằng công trình xây dựng cần sự có mặt của ban quản lý công trình, bên bàn giao là đại diện nhà thầu và bên nhận thầu 

Để lập biên bản bàn giao mặt bằng, cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, bao gồm: 

  • Bên bán (hoặc cho thuê), 

  • Bên mua (hoặc thuê), 

  • Đại diện pháp lý (nếu có), 

  • Nhân viên công ty môi giới (nếu có) 

  • Các bên khác có liên quan. 

Các bên cần có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng mặt bằng, như: 

Các bên cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng trạng thái của mặt bằng, như: diện tích, vị trí, hướng, địa chỉ, giá trị, tình trạng sử dụng, các thiết bị và vật dụng đi kèm, các vấn đề pháp lý, v.v. và ghi rõ vào biên bản. Biên bản bàn giao mặt bằng cần được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản và ký tên xác nhận. Biên bản bàn giao mặt bằng có giá trị pháp lý và có thể được sử dụng làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp hoặc khiếu nại liên quan đến mặt bằng sau này.

Thông tin chính xác, minh bạch, công khai

Ngoài việc có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, một yếu tố quan trọng khác khi lập biên bản bàn giao mặt bằng là thông tin chính xác, minh bạch, công khai. Theo quy định về bàn giao mặt bằng thi công, điều này đòi hỏi các bên phải cung cấp và trao đổi các thông tin liên quan đến mặt bằng một cách trung thực, đầy đủ và rõ ràng, không che giấu, bóp méo hay làm sai lệch sự thật. 

Các thông tin này cần được kiểm tra và xác nhận bởi các bên trước khi ký tên vào biên bản. Biên bản bàn giao mặt bằng cần được công bố rộng rãi cho các cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan khác để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên.

Nắm rõ thỏa thuận, nội dung trước khi ký

Đây là điều kiện tiên quyết để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Cần đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng thuê mặt bằng, nhất là về thời hạn, giá thuê, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên. Nếu có thắc mắc hay băn khoăn, cần làm rõ với bên cho thuê trước khi ký kết.

Thành phần tham gia ký biên bản bàn giao mặt bằng

Thành phần tham gia ký biên bản bàn giao mặt bằng

Thành phần ký biên bản bàn giao mặt bằng bao gồm bên bàn giao, bên nhận, bên chủ đầu tư, bên tư vấn giám sát, đại diện chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan. Biên bản phải được ký bằng chữ ký sống, không được sử dụng dấu chữ ký hay chữ ký điện tử. Chữ ký sống là chữ ký được viết bằng tay trên giấy hoặc trên màn hình cảm ứng bằng bút cảm ứng, có tính chất cá nhân và không thể sao chép hay thay thế.

Ghi rõ số bản của biên bản bàn giao mặt bằng được lập

Ghi rõ số bản của biên bản bàn giao mặt bằng được lập, số lượng bản sao, và người nhận từng bản. Thông thường, biên bản bàn giao mặt bằng được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản và bản còn lại gửi cho cơ quan có thẩm quyền.

Về hình thức biên bản bàn giao

Về hình thức, biên bản bàn giao mặt bằng cần được trình bày ngắn gọn, khoa học, đầy đủ các thông tin cần có. Từ ngữ trong sáng, dễ hiểu. Cụ thể, biên bản cần có những nội dung sau:

  • Tên biên bản: Biên bản bàn giao mặt bằng

  • Thời gian, địa điểm lập biên bản: Ghi rõ ngày, tháng, năm và địa điểm lập biên bản.

  • Các bên tham gia: Ghi rõ tên, chức vụ của các bên tham gia bàn giao mặt bằng.

  • Nội dung bàn giao: Ghi rõ tình trạng mặt bằng, thông báo bàn giao mặt bằng, các hạng mục bàn giao, số lượng, chất lượng, tình trạng sử dụng của các hạng mục đó.

  • Kết luận: Ghi rõ ý kiến của các bên tham gia bàn giao về hiện trạng mặt bằng.

Biên bản cần được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Biên bản có giá trị pháp lý khi có chữ ký của các bên tham gia bàn giao. 

Homedy mong rằng với các thông tin chúng tôi đã cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn trong quá trình soạn thảo mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công. Chúc các bạn thành công!

>>> XEM NGAY: Mẫu biên bản bàn giao đất chuẩn, phổ biến nhất

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mẫu hợp đồng thuê nhà chuẩn, mới nhất

Hợp đồng thuê nhà được thực hiện ký kết giữa hai bên để đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm. Nếu bạn đang muốn tìm mẫu hợp đồng thuê nhà chung cư, nhà trọ,... mới nhất năm 2024, hãy cùng Homedy cập nhật dưới đây. Cùng xem ngay!

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và những điều cần biết

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà được quy định rõ ràng theo Luật Nhà ở 2014. Do đó người thuê nhà và người cho thuê được quyền chấm dứt trong một số trường hợp nhất định. Vậy khi nào 2 bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và cần thủ tục gì để thông báo chấm dứt hợp pháp? Cùng Homedy tìm hiểu dưới đây để nắm rõ hơn.

Thuế xây dựng nhà ở và những quy định cơ bản nhất

Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện xây dựng nhà ở cần phải nộp thuế cho cơ quan thuế. Tuy nhiên việc nộp thuế này ai phải chịu và nộp bao nhiêu là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết này Homedy sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản nhất về thuế xây dựng nhà ở, hãy cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn.

Luật nhà ở 2014: Những điểm nổi bật phải lưu ý

Luật nhà ở 2014 là bộ luật quan trọng được ban hành nhằm đảm bảo các quy định về nhà ở cho người dân. Do đó việc nắm rõ những điểm quan trọng của bộ luật này vô cùng cần thiết. Homedy sẽ điểm qua những thông tin quan trọng trong bài viết này.

Phân biệt biệt thự đơn lập, song lập, tứ lập, liền kề

Mỗi loại hình biệt thự sẽ có kiến trúc và cách thiết kế khác nhau. Nhiều người còn nhầm lẫn giữa loại hình biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự tứ lập và biệt thự liền kề. Để làm rõ sự khác nhau giữa các loại hình biệt thự này, bạn hãy cùng Homedy tìm hiểu ngay dưới đây.

    Mở App