Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm ‘khan hàng’, khách thuê văn phòng sắp tới sẽ đổ dồn về đâu?

Sau khoảng thời gian chạm đáy, thị trường văn phòng Hà Nội đã phục hồi trở lại và được dự đoán là sắp bước vào giai đoạn “bùng nổ”.

Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường văn phòng Hà Nội vài năm trở lại đây đang bước vào giai đoạn chuyển mình rõ rệt, tỷ lệ lấp đầy các tòa nhà văn phòng đã có sự cải thiện đáng kể.

Theo số liệu của Savills Việt Nam, công suất cho thuê trung bình toàn thị trường Hà Nội trong năm 2017 đã đạt 92% với giá thuê trung bình ở mức 35,2 USD/m2/ tháng, tăng 2,6% so với năm 2016.

lotte center
Tòa Lotte Center Hà Nội.

Đặc biệt, tại các khu vực trung tâm Thủ đô như quận Hoàn Kiếm, khu vực tập trung nhiều văn phòng hạng A luôn có hoạt động rất tốt với tỉ lệ lấp đầy dẫn đầu thị trường. Theo số liệu được Savills đưa ra tại hội thảo Xu hướng văn phòng tại Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương, tính đến quý II/2018, tỉ lệ lấp đầy của văn phòng hạng A tại Hoàn Kiếm luôn đạt trên 90%.

Một số tòa có tỷ lệ lấp đầy cao kỷ lục như BIDV Tower (100%), Sun Red River (100%), Hanoi Tower (99%), Capital Tower (96%), Pacific Place (93%).

Hiện hạng A đang là phân khúc hút khách thuê văn phòng nhất và đang rất khan hiếm nguồn cung trên thị trường. Do tỉ lệ lấp đầy cao, dự kiến trong ít nhất 2 - 3 năm nữa, giá thuê sẽ vẫn tăng nhẹ. Theo ông Bùi Trung Kiên, Phó giám đốc Bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, giá thuê văn phòng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi có nguồn cung mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

Giá cao nhất vẫn thuộc khu vực trung tâm cũ, tiếp theo là khu vực quận Ba Đình và thứ ba là khu vực phía Tây Hà Nội.

Hạng B là lựa chọn thay thế cho những khách hàng mà ngân sách của họ không đủ để thuê văn phòng hạng A. Trong khi đó, các toà nhà hạng C vốn được ưa chuộng trước đây lại không mấy được lòng khách thuê hiện tại do các vấn đề về chất lượng dịch vụ, ví trí, ông Kiên nhận định.

Dù đang là khu vực có hoạt động thuê văn phòng hiệu quả nhất thị trường, tuy nhiên, văn phòng cho thuê tại Hoàn Kiếm đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tại đây chủ yếu đều là các văn phòng cũ, ít có nguồn cung mới. Bên cạnh đó, khu vực này bị giới hạn chiều cao, quỹ đất khan hiếm nên nguồn cung rất hạn hẹp, thiếu diện tích sàn, đặc biệt là những sàn văn phòng có quy mô lớn.

Do đó, theo ông Kiên, trong thời gian tới, nhiều tập đoàn, công ty lớn đã chuyển văn phòng về Ba Đình hoặc phía Tây Hà Nội. Thực tế, một vài năm về trước, khu vực quận Ba Đình đang nổi lên như một điểm đến mới hấp dẫn của thị trường văn phòng, do khu vực này là điểm chung chuyển giữa khu vưc trung tâm cũ và khu vực trung tâm mới phía Tây thành phố, rất thích hợp để đặt trụ sở công ty.

Mặt khác, Ba Đình không có quá nhiều dự án nhưng song lại hội tụ nhiều tòa tháp lớn và hiện đại, các tuyến đường mở rộng, tiếp cận các tuyến đường chính đã và đang được đầu tư phát triển. Đây cũng là khu vực đa dạng nguồn cung khách sạn và căn hộ dịch vụ chất lượng cao, trung tâm thương mại - những dịch vụ hỗ trợ quan trọng của thị trường văn phòng.

Bên cạnh đó, khu Tây thành phố được dự đoán có thể trở thành một trung tâm thương mại mới trong tương lai bởi sự gia tăng của số lượng nhân viên văn phòng đang sinh sống tại phía Tây. Ngoài ra, hệ thống tàu điện ngầm cũng được phát triển theo hướng ưu tiên cho khu Tây phát triển.

van phong
Văn phòng ở trung tâm thành phố sẽ ngày càng khó kiếm.

Nói về sự thay đổi của thị hiếu khách thuê văn phòng, ông Kiên cho rằng, rất nhiều khách hàng hiện nay chỉ chú trọng đến yếu tố vị trí, giá cả, tòa nhà mới hay cũ, tuy nhiên, một số yếu tố như uy tín, kinh nghiệm của chủ đầu tư và các vấn đề liên quan đến chất lượng, dịch vụ của tòa nhà cũng cần phải chú trọng.

Gần đây, nhiều tòa nhà mới được đưa vào vận hành nhưng chủ đầu tư lại không chú ý đến vấn đề chất lượng như cơ sở vật chất như thang máy, số lượng chỗ đỗ xe, các dịch vụ phụ trợ như khu ăn uống, căn hộ dịch vụ, khách sạn xung quanh, trung tâm thương mại.

Trong khi đó, đây mới thực sự là những yếu tố quyết định đến việc khách hàng có gắn bó lâu dài với tòa nhà. Nhiều toà nhà không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đã khiến họ phải dời đi chỉ sau một thời gian ngắn.

>>> XEM THÊM:

Có trong tay từ nửa tỷ đến trăm tỷ, đầu tư bất động sản thế nào lãi nhất?

Đem tiền tích cóp mua đất nơi hoang vu, tưởng ‘lãi lớn’ theo sốt đất ai ngờ rơi vào bế tắc

T.Linh (T.H)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khai trương tuyến phố thương mại Center Park – nơi vượng phát cho người thượng lưu

Với kiến trúc xây dựng hiện đại, Center Park hứa hẹn sẽ là một trong những nhân tố mới đáng chú ý ở dòng sản phẩm nhà phố thương mại tại thị trường bất động sản Huế. Dự án do Tổng Công ty IMG là chủ đầu tư và Đất Xanh Bắc Miền Trung phát triển với tổng diện tích hơn 320.000m2, cùng nhiều tiện ích nội ngoại khu tuyệt hảo.

Kì lạ chuyện rao bán miếng đất Hà Nội gần 4 tỷ/m2 có người mua luôn

Miếng đất 5,3m2 trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài được rao bán với giá 20 tỷ đồng.

Mở lại giao dịch chuyển nhượng đất tại Bắc Vân Phong?

UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa cho phép huyện tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất,… theo các quy định của Luật Đất đai.

Khổ sở vì quy hoạch treo: Có cả ngàn mét vuông đất vẫn phải làm thuê kiếm sống qua ngày

Sống trong vùng quy hoạch treo, người dân phải chịu khổ trăm bề. Người có nhà nhưng không được sửa chữa, nâng cấp; kẻ có hàng ngàn mét vuông đất vẫn phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày…

‘Phù phép’ đất ruộng thành đất dự án kiếm lời bạc tỷ, chiêu trò gì đây?

Thực tế cho thấy, nhiều khu vực vốn là đất ruộng, đất trồng lúa, trồng cây lâu năm nhưng lại trở nên “sốt” bất thường.

    Mở App