Hướng dẫn cách bày ngựa cúng tạ đất đầy đủ, chuẩn xác theo phong thủy

Lễ tạ đất là một nghi thức quan trọng nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn với các thần linh đã trông coi đất đai, đồng thời mong muốn sự bình an, thịnh vượng và may mắn cho gia đình. Trong lễ tạ đất không thể thiếu ngựa cúng thần linh. Vậy ngựa thần linh màu gì? Cách bày ngựa cúng tạ đất như thế nào đúng phong tục? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Homedy nhé!

Tại sao lễ tạ đất lại cúng ngựa?

Theo quan niệm của ông bà ta từ ngàn xưa, mỗi mảnh đất nơi chúng ta sinh sống, làm ăn đều được trông coi, cai quản bởi thần linh (Thổ Công, Thổ Địa), bảo vệ gia đình khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ. Vì thế, khi làm bất cứ việc gì liên quan đến đất đai cũng phải có lễ để báo cáo và xin phép các vị thần đó, cầu mong cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Cúng tạ đất là nghi thức thể hiện sự thành kính và cảm tạ những vị thần này đã ngày đêm không biết mệt mỏi, vì sự bình yên của gia đình trong 1 năm qua.

cung-ngua-ngu-phuong-trong-le-ta-dat
Cúng ngựa ngũ phương trong lễ tạ đất

Theo tín ngưỡng dân gian, các vị thần linh thường dùng ngựa để đi chầu, đi hành đạo giữa nhân gian, thiên giới và âm phủ. Do đó, khi cúng hiến thần linh phải có ngựa để thể hiện lòng thành kính. Ngoài ra, trong văn hóa Á Đông, ngựa thường được liên kết với sự may mắn và thịnh vượng. Cúng ngựa tạ đất có thể được xem như một cách để thu hút sự may mắn và mang lại sự thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng.

Trong lễ tạ đất, người ta thường cúng ngựa ngũ phương, và chỉ dùng ngựa giấy để cúng thần linh chứ không dùng để cúng ông bà tổ tiên hay người đã khuất. Một bộ ngựa cúng thần linh gồm 5 con ngựa với 5 màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng, dùng để hiến cúng thần linh 5 phương: đông, tây, nam, bắc và trung ương.

Cách bày ngựa cúng tạ đất

Khi xếp ngựa thì cần cài phi lê, kiếm, cờ lệnh,... cắm lên phía đầu ngựa,... rồi có bộ quần áo tiền vàng của các ngài thì có mũ của quan, giày quan, thì xếp như thế nào?

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết cho việc cúng tạ đất thì nên xếp ngựa cúng tạ đất như thế nào cho đúng? Dưới đây là cách sắp ngựa cúng tạ đất theo đúng phong tục mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuẩn bị 5 con ngựa giấy, bao gồm: 5 con ngựa 5 màu (xanh, đỏ, tím, vàng, trắng) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia loại nhỏ. Kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi, trên lưng mỗi con ngựa đặt 10 lễ tiền vàng.

  • 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo; hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.

  • 1 cây vàng hoa đỏ (tương ứng 1000 vàng).

  • 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền để dâng gia tiên.

cach-bay-ngua-cung-ta-dat
Cách bày ngựa cúng tạ đất

Cách sắp xếp ngựa ngũ phương như sau: Đặt 5 con ngựa thẳng hàng cạnh nhau và hướng mặt vào trong mâm lễ cúng. Hoặc cách bày ngựa cúng tạ đất khác đó là xếp 5 con ngựa cúng thần linh xung qunh phần đất cần cúng, hướng mặt ngựa sao cho quay vào đất tượng trưng. Trường hợp cúng tạ đất trong nhà, gia chủ hãy sử dụng cách bày trí là đặt ngựa giấy bên trong của bàn đồ thờ cúng.

>>> Tham khảo: Bài cúng đất đầu năm chuẩn nhất - Hướng dẫn sắm lễ tạ đất đầu năm từ A - Z

Cúng tạ đất cần chuẩn bị những lễ vật nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu cách bày ngựa cúng tạ đất, gia chủ cũng cần quan tâm chuẩn bị đồ lễ. Lễ vật cúng tạ đất không nhất thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy mà quan trọng ở lòng thành kính, thành tâm của gia chủ. Dưới đây là một số lễ vật cúng tạ đất tối thiểu cần có trong nghi thức cúng bái tạ đất, bao gồm:

  • Trái cây ngũ quả: Nên chọn loại quả tròn trịa với màu sắc bắt mắt

  • Hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lay ơn,…)

  • Hương/nhang, đèn cầy/nến

  • Muối trắng, gạo, nước lọc/nước suối

  • Rượu và 3 chén nhỏ đựng rượu

  • Bia, nước ngọt, thuốc lá, gói chè

  • Đĩa trầu cau

  • Một số loại bánh kẹo, oản

  • Xôi, cháo

  • Gà luộc (là gà trống) hoặc không có hãy sử dụng chân giò heo (chân trước) luộc chín.

  • Văn khấn tạ đất

le-vat-cung-ta-dat
Lễ vật cúng tạ đất

Nhìn chung, chuẩn bị lễ vật cúng tạ đất tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình. Quan trọng là cái tâm của gia chủ và cách bày biện như thế nào để trông thật tinh tế, gọn gàng.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến lễ cúng tạ đất cũng như cách bày ngựa cúng tạ đất chuẩn theo phong tục. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên Homedy.com để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!

Trần Dung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mua bàn thờ Thần Tài cần những gì? Những lưu ý không nên bỏ qua để tránh hao tài lộc

Bàn thờ Thần Tài Ông Địa là một trong những vật dụng thờ cúng thiêng liêng không thể thiếu khi kinh doanh, làm ăn buôn bán. Chính vì lẽ đó, nhu cầu mua bàn thờ Thần Tài Ông Địa cũng ngày càng tăng cao. Khi tìm mua một bàn thờ Thần Tài, chúng ta cần chú ý đến một số điều quan trọng như mua bàn thờ Thần Tài cần những gì, mua Thần Tài Thổ Địa ở đâu,... Trong bài viết này, Homedy sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn một sản phẩm ưng ý và phù hợp với phong thủy gia đình.

Văn khấn đổ mái nhà và cách sắm lễ đổ mái nhà từ A - Z

Lễ đổ mái nhà hay lễ cất nóc là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nhà cửa. Theo quan niệm của người Việt, trước khi đổ mái không thể thiếu việc sắm lễ cúng đổ mái nhà và thực hiện lễ cúng, cầu cho việc xây nhà được thuận lợi, suôn sẻ. Vậy lễ đổ mái nhà là gì, được thực hiện khi nào? Sắm lễ đổ mái nhà ra sao? Thủ tục làm lễ đổ mái nhà như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu về lễ cúng đổ mái nhà và trọn bộ văn khấn đổ mái nhà đầy đủ và chính xác, giúp bạn hoàn thành nghi lễ chu đáo.

Cúng rằm tháng 8: Cách làm sao để cúng được trọn vẹn và an lành

Cúng rằm tháng 8 - Trung thu là một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để bày tỏ lòng thành kính và tri ân đến các tổ tiên, các vị thần linh và các linh hồn quá cố. Cúng rằm tháng 8 cũng là cơ hội để gia đình sum họp, thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng rằm. Bài viết này sẽ giới thiệu về ý nghĩa, cách chuẩn bị và những điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng 8.

Văn khấn rằm tháng 8 & Cách cúng Trung thu chuẩn nhất năm 2024

Văn khấn rằm tháng 8 là một nghi lễ tôn kính các vị thần, tổ tiên và các linh hồn quá cố trong dịp rằm tháng 8 âm lịch. Đây là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, được thực hiện vào buổi tối ngày rằm, khi trăng sáng nhất. Văn khấn rằm tháng 8 có nhiều loại, tùy theo đối tượng và mục đích của người khấn. Một số văn khấn phổ biến là văn khấn gia tiên, văn khấn thần linh thổ địa, văn khấn thần tài… Nếu bạn muốn biết thêm về nội dung, cách thức và ý nghĩa của văn khấn rằm tháng 8, hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Ông cóc đặt bên trái hay phải là đúng phong thủy? Cách chọn cóc ngậm tiền hợp mệnh

Cóc ngậm tiền còn được gọi là Thiềm Thừ, cóc ba chân, tam cước thiềm thừ hoặc cóc thần tài, là một linh vật phong thủy thường được đặt trên bàn thờ Thần Tài để kích hoạt sự thịnh vượng, chiêu tài lộc và may mắn. Tuy nhiên, để ông cóc mang lại nhiều điều tốt lành, tiền bạc và sự giàu có cho gia chủ, bạn cần đặt ông cóc ở đúng vị trí. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết tượng ông cóc đặt bên trái hay phải trên bàn thờ Thần Tài nhé!

    Mở App