Phí dịch vụ chung cư là gì? Tốn bao nhiêu tiền 1 tháng?

Phí dịch vụ chung cư là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi quyết định mua bán căn hộ chung cư. Vậy số tiền này bao gồm những gì, được sử dụng cho những công việc gì, tốn khoảng bao nhiêu tiền một tháng?

Phí dịch vụ chung cư là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi quyết định mua bán căn hộ chung cư. Vậy số tiền này bao gồm những gì, được sử dụng cho những công việc gì, tốn khoảng bao nhiêu tiền một tháng? 

Phí dịch vụ chung cư là gì?

Chung cư là gì? Chung cư hay khu chung cư là một hoặc cụm tòa nhà gồm nhiều hộ dân sinh sống trong các căn hộ. Sử dụng chung công trình hạ tầng, dịch vụ của toàn nhà. Phí Phí quản lý và vận hành chung cư là khoản tiền bắt buộc hàng tháng mà cư dân sinh sống tại các căn hộ chung cư cần phải đóng. Khoản phí này nhằm duy trì các hoạt động quản lý, bảo trì tòa nhà được ban quản lý đề ra. 

Phí quản lý vận hành chung cư cũng đã được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD: Đây là khoản phí “do người sử dụng nhà chung cư hoặc các chủ sở hữu đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này”.

Tiền dịch vụ chung cư phụ thuộc vào diện tích căn hộ
Tiền dịch vụ chung cư phụ thuộc vào diện tích căn hộ

Cũng theo Điều 3 và 4 trong thông tư này kết hợp với Điều 106 Luật Nhà ở 2014, có thể rút ra một số quy định chung của pháp luật về phí dịch vụ chung cư như sau:

  • Giá dịch vụ quản lý và vận hành tòa nhà được cư dân đóng định kỳ theo từng tháng hoặc theo kỳ (do quản lý đặt ra). Chi phí được áp = Mức giá quy định (/m2) x  S căn hộ (ghi trong sổ hồng) 
  • Phí chung cư do Nhà nước quản lý được tính theo mức ban hành của UBND cấp tỉnh.
  • Mức quản lý phải được căn cứ theo nội dung các công việc cần quản lý thực hiện, đảm bảo tính công khai, minh bạch cho người ở. Số tiền này cần được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, hoặc thỏa thuận thuê căn hộ chung cư.
  • Phí quản lý vận hành chung cư không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung, không gồm tiền gửi xe, sử dụng năng lượng điện nước, truyền hình,... cho những việc riêng của cư dân và căn hộ.
  • Việc sử dụng phí quả lý chung cư phải đảm bảo đúng mục đích, công khai theo quy định. Cư dân sống trong tòa nhà có trách nhiệm đóng đúng hạn và đầy đủ số tiền này.

Các loại tiền dịch vụ chung cư gồm những gì?

Trên cơ sở pháp lý thực tế, chi phí quản lý tòa nhà chung cư sẽ được sử dụng trong các trường hợp:

  • Quản lý an ninh
  • Vệ sinh khu vực chung: lối đi, nhà vệ sinh chung, hành lang,...
  • Chi trả điện nước cho các hoạt động chung như: nước tưới cây, nước trang trí tiểu cảnh, tiền điện thang máy,...
  • Phí bảo trì và sửa chữa trong khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà
  • Phí lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Phì dọn dẹp, sử dụng bể bơi (nếu có)

Tùy từng loại chung cư cao cấp, thứ cấp, chung cư giá rẻ,... Chung cư ở trung tâm thành phố, ở các đô thị lớn hay vùng ven ngoại ô, gần khu công nghiệp,... mà mức phí dịch vụ hàng tháng sẽ khác nhau. Ngoài ra, nếu căn hộ của bạn có diện tích càng lớn thì số tiền dịch vụ sẽ càng lớn. Và ngược lại, tiền dịch vụ sẽ ít hơn nếu diện tích căn chung cư của bạn nhỏ hơn.

Phí dịch vụ chung cư bao gồm phí an ninh tòa nhà
Tiền dịch vụ chung cư bao gồm phí an ninh tòa nhà

Ngoài ra, đơn giá dịch vụ chung cư sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa chủ đầu tư với khách hàng ngay trong thời điển ban đầu. Chính vì vậy, trước khi ký hợp đồng mua nhà, khách hàng cần quan tâm đến số tiền phải chi trả hàng tháng này.

>> XEM THÊM: Sổ hồng chung cư và những điều người mua nhà cần biết

Hiện nay, số tiền cư dân phải đóng cho chủ toàn nhà hàng tháng dao động khoàng 2500đ đến 17000đ/m2/tháng. Các căn hộ chung cư bình dân, trung cấp sẽ có giá rẻ hơn, khoảng 5000-10000ddm2/tháng tùy từng nơi. Còn với những người xác định mua căn hộ cao cấp thì số tiền phí quản lý vận hành chung cư chắc chắn sẽ cao hơn.

Trên thực tế, số tiền này không còn xa lạ gì với chung ta, đặc biệt với những người dân sinh sống trong khu chung cư. Tuy nhiên, thời gian gần đây nó lại được trở nên quan tâm bởi chủ đầu tư, đơn vị quản lý không công khai minh bạch trong việc sử dụng số tiền này. Dẫn đến sự phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ của các hộ dân sinh sống.

Chính vì vậy, để tránh những rủi ro khách hàng nên tìm hiểu kỹ về đơn vị đầu tư, quản lý có thực sự uy tín, đã từng vấp phải những “tiếng xấu” chưa để có quyết định sáng suốt.

Trên đây là tổng hợp những thông tin bạn cần nắm được về các khoản phí dịch vụ mà cư dân sống trong các toàn chung cư phải nắm được. Để đọc thêm nhiều tin tức, kinh nghiệm liên quan đến mua bán nhà đất, đừng quên theo dõi trang Bất động sản Homedy mỗi ngày!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần điều kiện, thủ tục gì?

Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện quy định nhất định. Dưới đây là một số điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam năm 2024 và những thông tin liên quan chi tiết.

Nhà riêng là gì? Nên mua nhà riêng hay chung cư?

Nhà riêng là gì? Căn hộ chung cư là gì? Hãy tìm hiểu rõ những ưu nhược điểm của từng loại hình bất động sản này trước khi quyết định mua hoặc đầu tư để tránh việc đầu tư thất bại.

Bất động sản là gì? Bất động sản tại Việt Nam có những đặc điểm gì?

Bất động sản là một hoặc tất cả các tài sản gồm đất đai, nhà ở, công trình xây dựng được gắn liền với đất đai, kể cả những tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó.

Thông tầng là gì? Thiết kế nhà thông tầng đẹp, giá rẻ

Hiện nay các loại nhà phố thường chỉ có duy nhất 1 mặt tiền. Chính vì vậy mà thông tầng chính là giải pháp hữu hiệu để tạo ra sự thông thoáng và lấy ánh sáng cho toàn bộ ngôi nhà. Không những vậy, những căn nhà thông tầng còn mang tính thẩm mỹ cao, mang vẻ đẹp hiện đại, tạo không gian thoáng đãng cho người sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tầng là gì và các mẫu thiết kế thông tầng đẹp nhất hiện nay.

Pháp luật quy định như thế nào về việc phân chia nhà, đất khi ly hôn?

Phân chia nhà, đất khi ly hôn được quy định tại Điều 62 và Điều 127 Luật hôn nhân gia đình. Nắm được quy định pháp luật về vấn đề này sẽ giúp các bên xác lập các quan hệ sở hữu bất động sản trước và trong hôn nhân phù hợp, tránh rắc rối khi ly hôn.

    Mở App