Giải thích nghịch lý giá đất làng xóm Hà Nội cao ngất ngưởng

Hiện tượng giá đất trong làng xóm tại Hà Nội được đẩy cao chóng mặt đang được nhiều nhà phát triển BĐS quan tâm. Từ vài trăm nghìn đồng/m2 nay nhiều mảnh đất được “thối” lên tới vài chục triệu đồng/m2. Hãy cùng Homedy tìm hiểu chi tiết về vấn đề nóng hổi này trong bài viết dưới đây.

Giá đất trong làng xóm bỗng cao chót vót

Theo báo cáo mới đây do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố, thời gian qua chưa thấy hiện tượng các dự án bất động sản công bố giảm giá. Thay vào đó là hiện tượng khuyến mãi lớn, tặng quà khủng ở nhiều dự án nhằm kích cầu khách hàng, tăng số lượng giao dịch.

Ông Nguyễn Văn Đính, Nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: Cả trước, trong và sau khi dịch Covid-19 bùng phát, giá bán căn hộ chung cư từ trung cấp đến cao cấp gần như không có biến động. Một số dự án thuộc phân khúc chung cư bình dân hiện đã tăng giá chạm ngưỡng phân khúc trung cấp.

Nghịch lý đất làng xóm cao chót vót
Nghịch lý đất làng xóm cao chót vót

Đáng chú ý, do nguồn hàng chính thống dần khan hiếm, giá các căn hộ chung cư đều đang ở ngưỡng trần khiến cho nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ phải tìm kiếm và khám phá các thị trường mới ở vùng ven, khu vực nông thôn như: Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Hòa Lạc,... Đây là những địa phương đang có chủ trương phát triển lên quận. Đồng thời, các khu vực này cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu đầu tư của những nhà phát triển bất động sản lớn và được công bố quy hoạch cho sự phát triển đô thị.

Hiện tượng các nhà đầu tư xuất hiện ở khu vực nông thôn đã kéo theo tình trạng đất đai làng trên xóm dưới tại đây trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Giá đất ở đây được đẩy lên cao chót vót. Có những nơi vài năm trước ngưỡng giá trong làng chỉ trong khoảng trăm nghìn thì nay đã chạm ngưỡng vài triệu thậm chí vài chục triệu đồng/m2. Không chỉ đất thổ cư mà đất vườn, đất ruộng cũng được đẩy lên vài triệu đồng/m2.

“Giá đất ở một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn dao động trong ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2, nhưng đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông hay các dịch vụ tiện ích hiện đại tương xứng như đô thị đã có giá chào bán từ 20 - 30 triệu đồng/m2”- Báo cáo của Hội Môi giới BĐS nêu rõ.

Đánh giá về nghịch lý giá đất đang diễn ra, ông Nguyễn Văn Đính cho hay: Giá bán đất Hà Nội tại các địa phương bị đẩy lên cao đã làm chùn bước sự quan tâm của nhiều nhà phát triển BĐS. Bởi giá đất quá cao khiến cho việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp phải nhiều khó khăn. 

“Thực tế đã có hiện tượng doanh nghiệp lớn phải rút ngay ngay sau khi vừa đăng ký tham gia nghiên cứu đầu tư tại những khu vực này” - Ông Đính cho biết.

Dự án quảng cáo rầm rộ nhưng không bán được hàng

Nhận định về tình hình phát triển các dự án bất động sản hiện nay ở Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng trong khoảng thời gian 2- 3 năm trở lại sẽ chuyển biến rất chậm. Gần như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này.

Thị trường BĐS Hà Nội từ dịch Covid-10 đã có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể, không ngoại trừ các đại dự án đang được quảng cáo rầm rộ
Thị trường BĐS Hà Nội từ dịch Covid-10 đã có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể, không ngoại trừ các đại dự án đang được quảng cáo rầm rộ

Các dự án đã khởi công trước đó cũng từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường nhà đất tại Hà Nội. Nguồn cung mới ra thị trường trung bình chỉ đạt khoảng hơn 2.000 sản phẩm/quý, đây được coi là con số quá thấp so với một thành phố gần 10 triệu dân.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2020, Hà Nội có 7.989 sản phẩm căn hộ chung cư mới được trào bán trên thị trường. Tỉ lệ hấp thụ các sản phẩm mới cũng có sự tăng trưởng tốt qua các quý.

Tổng số lượng sản phẩm được bán ra tại Hà Nội trong quý III/2020 đạt 13.300 sản phẩm, giao dịch 2.966/13.300 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ tương đương 22,3%. Trong đó chủ yếu là các căn hộ chung cư.

Lượng cung mới từ các dự án bất động sản tại Hà Nội, rất hiếm các sản phẩm thuộc phân khúc bình dân. Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc này thường tập trung ở các vùng ven đang phát triển như Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm,… Tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao đạt khoảng 70%.

“Lượng tiêu thụ các sản phẩm phân khúc trung và cao cấp rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Kể từ khi nền kinh tế bị khủng hoảng do dịch Covid-19 đến nay, có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể. Tình trạng này cũng không ngoại trừ các đại dự án đang được quảng cáo rầm rộ” - Ông Đính nhận định.

Quỳnh Thư (Tổng hợp)
 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý IV/2020: Loại hình BĐS nào đang được nhiều nhà đầu tư "chọn mặt gửi vàng"

Hậu Covid-19, tình hình kinh tế đang trên đà tăng trưởng tốt, thay vì “giữ tiền” nhiều nhà đầu tư đã sẵn sàng khơi thông dòng tiền đi tìm các kênh đầu tư hiệu quả. Xu hướng đầu tư an toàn đang được đặt lên hàng đầu. Và shophouse là một loại hình BĐS đang được nhiều NĐT "chọn mặt gửi vàng".

Danh sách các quốc gia không đánh thuế bất động sản

Trên thế giới có không ít các quốc gia không đánh thuế bất động sản hoặc đánh thuế ở mức thất với cá nhân sở hữu BĐS. Mua nhà đất ở những quốc gia này có thể giúp khách hàng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

Dự kiến xây dựng cao tốc 18.000 tỉ đồng, thị trường BĐS tại đây rục rịch theo

Cao tốc 18.000 tỷ đồng dự kiến đưa vào đầu tư từ 2021-2025 theo hình thức BOT. Điều này khiến thị trường bất động sản Lâm Đồng rục rịch theo!

Cảnh báo tình trạng “sốt đất” theo tin đồn tại Ứng Hòa

Mới đây, các thông tin Hà Nội sẽ xây dựng sân bay quốc tế thứ 2 tại Ứng Hòa đã khiến thị trường nhà đất tại đây sôi sục. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo các NĐT cần hết sức cẩn trọng trước những “tin đồn” này.

Dự báo 2 đợt “sốt đất” mới trong quý IV/2020

Giá nhà đất 3 quận phía Đông Sài Gòn đang “nóng bỏng tay” bởi dự án thành phố Thủ Đức. Cùng lúc này, tại thị trường phía Bắc, việc để xuất bố trí sân bay thứ 2 của Thủ Đô tại Ứng Hòa cũng nhiều các NĐT mong chờ một diễn biến tương tự.

    Mở App