Phát hiện nhiều vi phạm xây dựng tại dự án Danabeach Đà Nẵng

Ngày 11/5, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho hay ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND TP vừa ký Công văn 2930/UBND-QLĐTh về tình hình kiểm tra, xử lý sai phạm trật tự xây dựng tại dự án Khu công viên dịch vụ giải trí du lịch thể thao biển (Danabeach) của Công ty cổ phần Quê Việt.

UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm xây dựng tại dự án Danabeach, đề xuất hướng xử lý.

Công văn 2930 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Ngũ Hành Sơn, UBND phường Mỹ An và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Danabeach. Trong đó, lưu ý làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm, đề xuất hướng xử lý.

UBND TP Đà Nẵng cũng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật về TN&MT đối với dự án Danabeach, đề xuất hướng xử lý. Cả hai nội dung này phải báo cáo UBND TP xem xét quyết định trước ngày 20/5.

Trước đó ngày 25/4, UBND quận Ngũ Hành Sơn có báo cáo liên quan sai phạm tại dự án Danabeach của Công ty cổ phần Quê Việt.

Theo báo cáo này, qua kiểm tra thực tế việc xây dựng tại dự án Danabeach, đối chiếu hồ sơ liên quan do chủ đầu tư (CĐT) cung cấp, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã phát hiện nhiều hạng mục xây dựng sai nội dung giấy phép hoặc không có giấy phép xây dựng (GPXD).

xay-dung-trai-phep-danabeach
Phát hiện sai phạm xây dựng tại danabeach

Sai phạm về diện tích xây dựng

Cụ thể, nội dung cho phép xây dựng quầy bar và nhà hàng với diện tích là 680 m2, CĐT đã tự ý mở rộng diện tích xây dựng thành 1.026 m2.

Ngày 1/10/2018, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả về hành vi xây dựng công trình sai nội dung GPXD được cấp, buộc CĐT phải tháo dỡ phần công trình mở rộng, tăng thêm diện tích xây dựng cho phép, làm ảnh hưởng đến mật độ xây dựng tại dự án.

Tuy nhiên theo UBND quận Ngũ Hành Sơn, lý do không ra quyết định xử phạt với hành vi này là hành vi đã kết thúc và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đến thời điểm kiểm tra, phát hiện đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 6 và điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay, CĐT đã chấp hành xong việc nộp phạt, cơ bản tháo dỡ xong những hạng mục sai phạm tại dự án.

Nhiều hạng mục không có giấy phép xây dựng

Ngoài ra, UBND quận Ngũ Hành Sơn còn phát hiện bảy hạng mục xây dựng không có GPXD. Đơn cử như một nhà tạm với diện tích khoảng 48 m2, hiện trạng kết cấu trụ bằng tre, mái lợp lá dừa; Một nhà vệ sinh với diện tích khoảng 30 m2; Nhà hàng ngoài trời và gian hàng trưng bày hải sản với diện tích khoảng 1.217 m2; Một khối nhà hàng trưng bày hải sản, nhà hàng – bếp ăn, Một nhà pha chế…

Ngày 1/10/2018, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành quyết định xử phạt về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có GPXD mà theo quy định phải có GPXD, xử phạt số tiền 40 triệu đồng. Đồng thời, buộc CĐT phải tháo dỡ toàn bộ các hạng mục công trình, phần công trình xây dựng không có GPXD theo quy định.

Theo giới thiệu trên Website: danabeach.vn, dự án Danabeach được đầu tư và quản lý bởi Công ty cổ phần Quê Việt (trụ sở tại TP Đà Nẵng). Đây là dự án khu dịch vụ giải trí thể thao biển rộng hơn 10.000 m2, nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, được phức hợp nhiều mô hình dịch vụ giải trí.

>> XEM THÊM:

Nghịch lý giao dịch BĐS nghỉ dưỡng tăng nhưng dư nợ giảm, tiền từ đâu ra?

Đầu năm 2019, tranh chấp chung cư lại bùng nổ, lý do là vì sao?

N. Phương (Theo tạp chí Người Đồng Hành)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đánh giá dự án: Hinode City

Hinode City được đánh giá là một trong những dự án bất động sản hot nhất thời điểm hiện đại tại Thủ đô. Bên cạnh những tiềm năng vượt trội của mình, dự án còn gặp phải một số những hạn chế nhất định.

Giải pháp nào cho người mới đầu tư bất động sản giảm thiểu rủi ro?

Quá vội vàng chạy theo "làn sóng" đầu tư kiếm lợi nhuận hoặc muốn giải quyết nhu cầu bức thiết về nơi ăn chốn ở, nhiều người đầu tư bất động sản đã "sập bẫy" vì bị môi giới lừa đảo hoặc không tìm hiểu kỹ dự án và thủ tục pháp lý.

Hà Nội: Phân khúc nhà trọ cho công nhân tăng giá từ 10-20%

Trong 2 năm trở lại đây, phân khúc nhà trọ cho công nhân, những người lao động chân tay tại Hà Nội đang chứng kiến mức tăng giá mạnh chưa từng thấy. Ngược lại, phân khúc nhà trọ cao cấp lại không có nhiều biến động, nhiều nơi vẫn giữ mức giá cũ.

Thiếu nguồn cung, giá văn phòng cho thuê tại Hà Nội tăng mạnh

Sau một thời gian “đìu hiu”, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội đang sôi động trở lại khi mà nhu cầu tăng nhanh, trong khi nguồn cung lại hạn chế. Ước tính, trong 4 tháng đầu năm 2019, Hà Nội đã có thêm hơn 6.300 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đây thực sự là triển vọng cho phân khúc văn phòng cho thuê hiện nay.

Nghịch lý giao dịch BĐS nghỉ dưỡng tăng nhưng dư nợ giảm, tiền từ đâu ra?

Câu hỏi trên được ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đưa ra trong hội thảo Xu hướng mới và cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cuối năm 2019 ngày 15/5.

    Mở App