Mua nhà đang thế chấp ngân hàng: Cần lưu ý những gì?

Việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng được pháp luật quy định thế nào và cần làm các thủ tục gì để tránh rủi ro sau này?

“Gia đình tôi vì muốn ra mặt đường để tiện việc buôn bán nên được người quen giới thiệu mua lại căn nhà cấp bốn gần mặt đường. Tuy giá bán rẻ nhưng ngôi nhà này hiện đang thế chấp ngân hàng.

Tôi muốn hỏi luật sư, việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng được pháp luật quy định như nào và cần làm các thủ tục gì để tránh rủi ro sau này?”

>>> XEM THÊM: Thời gian cấp sổ đỏ sẽ được rút ngắn xuống còn 20 ngày

Hiện nay, việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng luôn luôn có những sự rủi ro (như trường hợp tài sản bị xử lý do vi phạm nghĩa vụ bảo đảm thì bên chủ nhà rõ ràng sẽ không thể thực hiện được giao kết hợp đồng mua bán đó với bạn). Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có, pháp luật cũng quy định nhất định về vấn đề này.

Thứ nhất, việc bán nhà khi đang thế chấp ngân hàng

Căn cứ Khoản 3 Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp thì trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

the chap nha

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản thì  bên thế chấp không  được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.

Như vậy, đối với căn nhà định mua bán đang được thế chấp tại ngân hàng, nếu được sự đồng ý của ngân hàng, giữa gia đình bạn và bên bán ngôi nhà sẽ được thực hiện việc mua bán này.

Thứ hai, các thủ tục cần làm liên quan đến mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng

Có hai trường hợp nếu bạn thực hiện thủ tục mua bán nhà khi nhà đang thế chấp.

Trường hợp thứ nhất: Bên vay thay thế một tài sản bảo đảm khác để thay thế cho ngôi nhà đang thế chấp.

Trong trường hợp này, để tránh những rủi ro không đáng có gia đình bạn có thể lựa chọn cách ký hợp đồng đặt cọc theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, gia đình bạn sẽ chuyển trước cho bên chủ nhà một số tiền đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên chủ ngôi nhà sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng một phần thửa đất cho bạn.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được chứng thực tại UBND xã hoặc tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Sau đó, chủ nhà sẽ tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm là ngôi nhà với một tài sản bảo đảm khác và giải chấp căn nhà đó. Sau khi có sổ đỏ, chủ nhà và bạn sẽ tiến hành giao kết hợp đồng ở văn phòng công chứng.

Trường hợp thứ hai:

Gia đình bạn và người chủ ngôi nhà cùng với ngân hàng lập một thỏa thuận ba bên liên quan đến việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán và bên mua cũng như việc thanh toán tiền nợ vay của bên bán đối với ngân hàng, thỏa thuận được lập phải công chứng. Theo thỏa thuận này, gia đình bạn sẽ nộp một khoản tiền bằng với tiền mua nhà vào một tài khoản tại ngân hàng nhận thế chấp.

Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay, sau đó tiến hành giải chấp căn nhà và đưa sổ cùng số tiền thừa (nếu có) cho bên mua.

Sau đó, bạn làm thủ tục sang tên tại Phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất tại Chi cục thuế cấp huyện nơi có bất động sản.

Nếu hồ sơ hoàn thiện, đúng và đầy đủ, trong khoảng thời hạn tối đa 30 ngày, bạn có thể nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên.

Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy thông tin này hữu ích nhé! Chúc bạn lựa chọn được một ngôi nhà ưng ý!

>>> XEM THÊM: 60 giây để phát hiện Giấy tờ nhà đất bị làm giả!

T.Linh

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cần biết quy định giải quyết tranh chấp đất đai để không mất tiền tỷ

UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 06/2018/QĐ - quy định về giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn thành phố.

Đầu tư loại hình BĐS nào ở Sài Gòn chỉ với một tỷ đồng?

Với 1 tỷ đồng trong tay, sẽ có ít nhất 5 loại nhà đất cho tỷ suất sinh lời và tăng giá tốt nhưng tập trung ở vùng ven Sài Gòn.

Thời gian cấp sổ đỏ sẽ được rút ngắn xuống còn 20 ngày

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 08, đề nghị các địa phương trong năm 2018 rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký đất đai, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan.

60 giây để phát hiện Giấy tờ nhà đất bị làm giả!

Khoảng 20 triệu đồng là giá cho một cuốn sổ đỏ giả với kỹ thuật in ấn hiện đại, công nghệ tinh vi. “Soi” kỹ những chi tiết này, bạn sẽ có thể nhanh chóng nhận biết được giấy tờ nhà đất bị làm giả!

TP.HCM: Bán nhà trong vòng 1 năm sau khi mua sẽ bị đánh thuế

Đây là kiến nghị gửi đến Quốc hội và Chính Phủ trong Đề án phát triển thị trường BĐS TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

    Mở App