Co-Living: Xu hướng mới - Thách thức nhiều

Co-Living là một xu hướng đang nở rộ tại các nước phát triển ở châu Á, thay vì sống trong các căn hộ độc lập, thế hệ trẻ tại đây đang có xu hướng lựa chọn sống trong một mô hình hiện đại, chi phí thấp. Tuy nhiên, để phát triển Co-Living tại Việt Nam vẫn cần thời gian và còn nhiều thách thức.

Xu hướng mới nhiều tiềm năng

Co-living là mô hình sống hiện đại với những không gian chung được chia sẻ bởi nhóm người trẻ tuổi có cùng sở thích hay công việc giống nhau

Co-working (không gian làm việc chung) được nhiều công ty Startup lựa chọn là nơi để làm việc thì giờ đây, các nhà sáng lập Startup còn có thể sống cùng khi khởi nghiệp với một loại hình mới có tên gọi Co-Living. Xu hướng này đã lan đến Đông Nam Á với điểm khởi đầu là Singapore. Cũng giống như Co-working xu hướng này có rất nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.

Co-living là mô hình sống hiện đại với những không gian chung được chia sẻ bởi nhóm người trẻ tuổi có cùng sở thích hay công việc giống nhau. Khi sống chung, họ sẽ cùng nhau chia sẻ một số không gian chung như bếp, phòng sinh hoạt và dĩ nhiên là cả tiền thuê nhà. Dù vậy, bên cạnh những cái chung, vẫn có cái riêng. Nghĩa là họ có thể nấu và ăn cùng nhau, chơi và giải trí cùng nhau, nhưng không gian nghỉ ngơi là hoàn toàn riêng biệt.

Theo ông Lê Tuấn Bình, Quản lý bộ phận đầu tư Công ty tư vấn Savills Hà Nội: Những người cùng làm việc trong một môi trường sẽ dễ có xu hướng và nhu cầu muốn chia sẻ không gian sống cùng nhau. Hiện tại tôi có thể khẳng định việc phát triển Co-working sẽ tăng lượng khách cho Co-Living từ chính tiềm năng từ khách hàng của Co-working. Việc có thêm 1 tiện ích là Co-Living ngay bên cạnh Co-working sẽ tăng giá trị cho gia tăng tiện ích cho khách hàng và họ sẽ quan tâm nhiều đến dịch vụ của công ty phát triển.  

Ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia Kinh tế, cho biết: Có thể nói hình thức này nó cũng là một dạng kinh tế chia sẻ ở chỗ là thay vì sử dụng hết cả một diện tích thuê thì nhiều người cùng thuê và có thể thuê theo kiểu lần lượt hoặc chia sẻ. Rõ ràng đây là một hình thức tốt để nó giảm bớt chi phí. Tôi cho rằng hình thức này sẽ giảm bớt được rủi ro cho người thuê đồng thời tăng tính liên tục và khai thác triệt để tài sản. Nếu có cơ sở pháp lý tốt, tìm được những đối tác phù hợp thì đây là một hình thức nên khuyến khích.

Những thành phố sôi động như Thượng Hải, Tokyo, London và Paris thu hút nhiều tài năng trẻ cũng được dự báo là nơi có nhu cầu Co-Living đang phát triển. Các tập đoàn lớn, đa quốc gia và các nhà Starup cũng cần Co-Living chất lượng và văn phòng đạt chuẩn cho đội nhân viên của họ ở bất cứ đâu trên thế giới. 

Khi các thành phố trở nên dày đặc và đắt đỏ hơn, diện tích căn hộ ngày càng thu hẹp và giá thuê ngày càng tăng khiến cho người trẻ khó tìm chỗ ở. Hơn nữa, không phải lúc nào họ cũng cần thuê 12 tháng hoặc 24 tháng khi họ có thể phải di chuyển chỗ làm. Với Co-Living, khách có thể thuê từ 2 – 3 tháng và phương thức thanh toán cũng linh hoạt.

Lý giải về việc bùng nổ của loại hình Co-Living tại các nước châu Á khác, các chuyên gia nhận định là do các nước này đang sở hữu một lượng lớn người ở độ tuổi trẻ thế hệ 8x, 9x hay còn gọi là Millennials.  Millennials là một thế hệ lớn lên cùng với công nghệ, phương tiện truyền thông xã hội và nền kinh tế hội nhập, đồng thời là lực lượng lao động chủ lực của hiện tại và tương lai. Họ có khả năng thích nghi cao và luôn sẵn sàng chia sẻ các tiện nghi với nhau. Sở hữu căn hộ riêng không còn là tiêu chí của thế hệ này. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 35% dân số thuộc nhóm Millennials.

Chuyên gia kinh tế, Nguyễn Minh Phong dẫn chứng: Nhà chia sẻ xưa nay cũng đã có, ví dụ như sinh viên thì ở ghép, đi sơ tán thì ở chung hay mọi người cùng mua nhà đồng sở hữu… tất cả những cái đó cũng là ở chia sẻ. Nhưng cái mà chúng ta đang nói đến là một dạng chuyên nghiệp hơn về mặt tổ chức, hay chuyên nghiệp hơn về đối tượng sử dụng.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho hay: Tôi nghĩ là hiện nay người ta không đối đầu mà người ta hòa nhập. Giới trẻ hiện nay sẵn sàng sống chung và làm việc chung vì vậy đây sẻ trở thành xu thế tất yếu không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam. Chính vì vậy các nhà hoạch định chính sách và đặc biệt là các doanh nghiệp nên tính đến loại hình này để đón đầu xu hướng trong một vài năm tới.

Các chuyên gia cho rằng, sự phát triển của loại hình này cũng xoay quanh phương thức sử dụng hiệu quả hơn những không gian mà chúng ta đang sở hữu. Mô hình này nếu phát triển sẽ là một tín hiệu tích cực cho thị trường.

Nhiều thách thức về phát triển co-living

Co-living đang được dự báo sẽ phát triển mạnh ở Việt nam trong thời gian tới

Theo nhiều dự báo tại Việt Nam, Co-Living sẽ là một xu hướng bất động sản mới trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự phát triển của nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao Công ty TNHH CBRE Việt Nam, chia sẻ: Tương lai mô hình này cũng sẽ tới Việt Nam theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, các chủ đầu tư phải nghiên cứu xem nhu cầu như thế nào vì sống chung đòi hỏi ý thức của mỗi người phải cao. Điều đó có nghĩa là ý thức của người Việt Nam đã đủ cao để chấp nhận sở hữu chung hay chưa?

“Tại Việt Nam có một vấn đề đó là tính pháp lý cho những mô hình chia sẻ vì việc sống chung sẽ dễ xảy ra các rủi ro về pháp lý cần giải quyết”, ông Lê Tuấn Bình, Quản lý bộ phận đầu tư công ty tư vấn Savills Việt Nam, cho biết thêm.

Còn theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Để phát triển mô hình này cần nhận diện và xử lý một số khó khăn, trước hết cần phải có những hoạt động pháp lý chặt chẽ giữa 2 bên và các bên có liên quan để nó đảm bảo quyền lợi của mỗi bên cũng như trách nhiệm rõ ràng. Thứ 2 là phải tăng cường thông tin để tìm kiếm những đối tác thích hợp. Đặc biệt là ở chung nó hay gắn liền với những rủi ro về an ninh. Tất cả những điều đó phải phát triển thành những dịch vụ chuyên nghiệp hoặc là được xác lập bởi cơ sở pháp lý cần thiết. Và cái thứ 3 là cần 1 đội ngũ chuyên đầu tư để phát triển cái sản phẩm loại chia sẻ này.

Không thể phủ nhận những giá trị mà co living mang lại cho một đất nước dân số vàng như Việt Nam, và càng không thể phủ nhận những tiềm năng của Việt Nam để phát triển loại hình này. Bởi Co-living không đơn thuần là giải pháp về nơi ở, mà còn là một trải nghiệm hướng tới việc kết nối và chia sẻ với thế giới xung quanh đáp ứng mọi nhu cầu của người trẻ.

>>> XEM THÊM:

Cơ hội mua nhà giá thấp xa dần

Xây nhà bằng chai nhựa, ý tưởng ‘điên rồ’ có thể cứu thế giới

T.HẰNG (Theo Công luận)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vì sao cho thuê homestay nở rộ ở Việt Nam?

Homestay là loại hình lưu trú ngắn hạn nên doanh thu có thể cao hơn cho thuê truyền thống trung bình 20-30%, nếu ở các khu du lịch có thể cao hơn gấp 2-3 lần.

Đánh giá dự án: Eco Lake View 32 Đại Từ

Eco Lake View là dự án căn hộ cao cấp đang được rất nhiều khách hàng quan tâm tại quận Hoàng Mai. Mặc dù không nằm ở khu vực trung tâm nhưng Eco Lake View lại sở hữu hệ thống tiện ích hiện đại hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những phút giây hạnh phúc bên gia đình.

Cơ hội mua nhà giá thấp xa dần

Tỷ suất lợi nhuận không cao, thủ tục khó khăn làm doanh nghiệp quay lưng với việc xây dựng nhà giá thấp, khiến nguồn cung sản phẩm này ngày càng khan hiếm.

Dân số ngày càng già, Nhật Bản loay hoay với gần 8,5 triệu căn nhà trống

Nhiều khoản tiền mặt lớn đã được phát hiện và giao nộp cho cảnh sát khi phá dỡ những căn nhà vô chủ ở Nhật Bản...

Sốt đất do môi giới làm giá

Ông Trần Minh Hoàng, Phó tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs) cho rằng, đội ngũ các môi giới bất động sản hoạt động không chuyên nghiệp là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, sốt giá ảo và bong bóng trên thị trường bất động sản thời gian qua.

    Mở App