8 quyền lợi của người mua nhà ở hình thành trong tương lai

Chưa nhiều người mua nhà ở hình thành trong tương lai thực sự hiểu về các quyền lợi mà bản thân họ sẽ được nhận. Dưới đây là những thông tin tổng hợp chi tiết về vấn đề này!

Việc hiểu về quyền lợi của người mua nhà ở hình thành trong tương lai giúp bên mua nhà tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch. 

Để tránh rủi ro khi mua bán, bên cạnh nhận diện những vấn đề về pháp lý, vướng mắc thường gặp, bên mua cần nắm rõ các quyền lợi của mình trong giao dịch nhà trên giấy, mua chung cư trong các giai đoạn mở bán. Cụ thể như sau:

1. Được thẩm tra về điều kiện mở bán

Giao dịch bán nhà trên giấy, chung cư ở những đợt mở bán sớm có thể xem là có mức độ rủi ro cao hơn so với các BĐS có sẵn. Việc kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện khi BĐS đáp ứng đủ điều kiện bắt buộc được đưa vào kinh doanh. Do đó, trước khi ký hợp đồng mua bán, bên mua hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý kèm theo như hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công, giấy phép xây dựng, giấy tờ về quyền sử dụng đất… Đảm bảo các giấy tờ này chứng nhận bên bán đủ điều kiện mở bán dự án căn hộ/đất nền dự án...

du-an-bds
Người mua được thẩm tra về điều kiện mở bán bất động sản

2. Được thương lượng chỉnh sửa hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai là hợp đồng dân sự. Do đó, nếu nhân viên kinh doanh nói đây là mẫu HĐ chuẩn thì chỉ là cái cớ để lờ đi việc đàm phán các điều khoản. Việc CĐT có bộ hợp đồng mua bán không thuộc điều chỉnh của luật và chỉ ký với bên mua các thỏa thuận dân sự là không đúng.

Bên mua cần chú ý rằng, kinh doanh BĐS là kinh doanh có điều kiện, giao dịch phải bằng hợp đồng theo hình thức được quy định. Người mua nhà hoàn toàn có quyền thương thuyết, thêm bớt hay thay đổi điều khoản HĐ trước khi ký.

3. Được bảo lãnh bởi ngân hàng

Khi giao dịch dự án, người mua phải tìm hiểu xem dự án đã được ngân hàng bảo lãnh hay chưa. Ngân hàng bảo lãnh giúp các vấn đề như: Một khi chủ đầu tư không bàn giao nhà như cam kết, bên mua khiếu nại và chủ đầu tư không chịu giải quyết thì ngân hàng sẽ là bên có trách nhiệm bảo lãnh nghĩa vụ tài chính giải quyết giúp người mua trong trường hợp này.

Cụ thể, người mua bất động sản nên chủ động lưu giữ chứng cứ, tạo lập bằng chứng chứng minh đã đến thời hạn bàn giao nhà nhưng chủ đầu tư không bàn giao và vi phạm cam kết bàn giao nhà. Lúc này người mua cần gửi ngay yêu cầu buộc chủ đầu tư thực hiện bảo lãnh đến ngân hàng trong thời hạn sớm nhất.

4. Thanh toán theo quy định pháp luật

Theo quy định pháp luật, bên mua chỉ thanh toán đợt đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng số không quá 70% giá trị HĐ khi chưa bàn giao. Tuy nhiên hiện nay bên mua thường phải thanh toán từ 95-100% ngay trước khi chủ đầu tư bàn giao căn hộ/đất nền. Người mua cần nắm rõ quyền lợi thanh toán của mình để tránh tranh chấp  sai phạm thực tế trong giao dịch với CĐT.

thanh-toan
Bên mua nhà không thanh toán quá 70% giá trị ngôi nhà trước khi bàn giao

5. Chỉ ký hợp đồng mua khi dự án đã giải chấp

Chủ đầu tư thế chấp dự án để vay ngân hàng đầu tư nhưng chỉ được ký hợp đồng mua bán với người mua sau khi giải chấp. Bên mua cần tìm hiểu dự án đang được thế chấp ở ngân hàng nào, thời gian bao lâu và khả năng giải chấp có khả thi không.

Thêm vào đó, nếu kỹ lưỡng hơn thì bên mua có thể thẩm định chủ đầu tư có văn bản chứng minh là chưa được thế chấp hoặc có văn bản giải chấp hay chưa.

6. Được yêu cầu đưa nhà mẫu vào phụ lục hợp đồng

Bên mua có thể yêu cầu chủ đầu tư đưa nhà mẫu vào phụ lục hợp đồng để xác định đó sẽ là mẫu nhà hoặc cấu trúc nhà sẽ bàn giao. Điều này là hết sức cần thiết vì nhà mẫu là thông tin đối chiếu chính xác để bên mua ra quyết định về việc mua sản phẩm giống như vậy.

Song song đó, sự chênh lệch giữa thông tin nhà theo hợp đồng và nhà được bàn giao thường là cấu trúc kỹ thuật, lối đi, khu sinh hoạt... mà thỏa thuận chung chung sẽ không thể bảo vệ bên mua sau này.

hinh-anh-nha-mau
Hình ảnh nhà mẫu minh họa

7. Người mua nhà được bồi thường khi CĐT chậm bàn giao

Khi chủ đầu tư chậm bàn giao, họ thường lấy lý do hoàn cảnh để bên mua thông cảm. Trong trường hợp này thì bên mua thường thua thiệt vì nếu hợp đồng không quy định về trách nhiệm cụ thể khi chậm bàn giao. Theo đúng luật, bên mua được quyền đưa ra yêu cầu, cam kết bồi thường đều bằng văn bản cụ thể. Nếu CĐT tiếp tục vi phạm thì bên mua có quyền tiến hành các biện pháp pháp lý và công khai thông tin.

8. Thỏa thuận rõ ràng các khoản chi trong tương lai

Ngoài tiền mua nhà đất, các bên thỏa thuận rõ ràng về các khoản phí khác và khoản chi trong tương lai như: chi phí quản lý, dịch vụ phát sinh đi kèm với việc bảo trì, sử dụng bất động sản tại thời điểm bắt đầu mua căn hộ sẽ khác với lúc nhận bàn giao. 

Như vậy, có nhiều quyền lợi của người mua nhà ở hình thành trong tương lai mà ít người chú ý. Vì vậy, người mua nên tìm hiểu để đảm bảo hiểu rõ hơn về những lợi ích của bản thân trước khi quyết định xuống tiền!

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất theo pháp luật!

Sang tên sổ đỏ là một thủ tục không thể thiếu trong quá trình mua bán nhà đất. Tuy nhiên sang tên sỏ đỏ hết bao nhiêu tiền và các chi phí liên quan thì không phải ai cũng biết!

Nhiều dự án ma bùng nổ vào cuối năm, cách nhận biết dự án ma chi tiết!

Mặc dù có khá nhiều lãnh đạo công ty bất động sản "ma" bị bắt và khởi tố vì lừa đảo, bán các dự án không có thật. Tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí vào thời điểm cuối năm, các thủ đoạn lừa đảo càng tinh vi và liều lĩnh hơn. Để tránh mua phải những dự án ma, mời bạn tìm hiểu bài viết sau!

Shoptel là gì? Vì sao nhiều nhà đầu tư lại săn lùng loại hình bất động sản này?

Shoptel là loại hình bất động sản được ghép từ hai từ shopping (mua sắm) và hotel (khách sạn). Có thể hiểu đơn giản đây là loại hình nhà phố thương mại cho phép kết hợp giữa kinh doanh mua sắm và dịch vụ lưu trú khách du lịch. Vì vậy loại hình này được đánh giá cao hơn về khả năng khai thác so với shophouse hay condotel, hometel.

Có 2 tỷ đồng nên mua căn hộ cũ nội đô hay căn hộ mới ngoại thành?

Lấy ví dụ: Một bên là căn hộ mới ở Đại Mỗ, một bên là căn hộ cũ mở bán được khoảng 5 năm ở Thanh Xuân, cả hai đều có mức giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Đặt lên "bàn cân", ta sẽ có câu trả lời cho thắc mắc: Nên mua căn hộ cũ nội đô hay căn hộ mới ngoại thành?

Mua đất dự án chưa có sổ đỏ: Giá rẻ đi kèm rủi ro lớn

Mua bán đất nền dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi đây là loại hình khó mất giá, tính thanh khoản cao. Cũng bởi điểm hấp dẫn này nên nhiều người chấp nhận mua đất nền chưa có sổ đỏ với mức giá rẻ. Có thể lợi nhuận từ việc mua bán này cao, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn bỏ tiền mua rắc rối cho chính mình!

    Mở App