Hà Nội: Dân ngoại thành ồ ạt xây nhà 'chạy' lên quận

Trước thông tin 4 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì lên quận, người dân ở 4 huyện này đã ồ ạt xây nhà để tránh vướng mắc các thủ tục pháp lý xây dựng sau này.

Xây nhanh kẻo lên quận!

Những ngày giữa tháng 4, tại thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm), từ đầu phố đã thấy cảnh bụi đất mù mịt với những đoàn xe tấp nập chở vật liệu xây dựng. Đi sâu vào thị trấn, rẽ vào ngõ Cửu Việt dài hơn km có gần chục nhà đang xây, máy kéo, trộn bê tông nổ xình xịch, tiếng thợ xây đập gạch lách cách, trò chuyện râm ran… Anh Nguyễn Văn Toàn, chủ nhà đang xây vừa giám sát thợ trộn bê tông vừa nói oang oang: “Thủ tục xây nhà đơn giản lắm, chỉ cần đủ chứng minh thư, hộ khẩu, sổ đỏ nộp lên là được xây”.

Ngay cạnh đó, chị Nguyễn Thị Ngoan cũng không ngần ngại chia sẻ: “Bây giờ vẫn là thị trấn, chưa phải xin phép. Nhà đang xây đây có phải làm gì đâu. Sang năm lên quận khó hơn đấy, có đất rồi thì xây luôn đi”.

Tương tự, tại xã Đông Mỹ, Thanh Trì, dọc chiều dài chừng hơn 2km ngổn ngang các bãi tập kết vật liệu xây dựng. Một người dân trong vùng cho biết “Năm nay xây đông lắm, từ đầu năm tới giờ có tới hơn 40 nhà đang xây. Sợ lên quận rồi họ sẽ siết chặt”.

Dọc đê tả sông Hồng, đoạn qua xã Hải Bối, huyện Đông Anh, cũng là nơi đang có mật độ xây dựng dày đặc. Tính riêng làng Hải Bối đã có khoảng 20 nhà đang xây. Chị Hằng chủ một cơ sở vật liệu liên tục nghe điện thoại khách hàng giục giao hàng, vội vã chia sẻ: “Năm ngoái đã nhiều, năm nay xây còn gấp đôi. Hiện trong nhà có hơn trăm cuốn sổ theo dõi hàng xuất cho đại lý và người dân”…

ông Nguyễn Đình Ngọc, Phó chủ tịch UBND xã Hải Bối cho hay: “Từ giữa năm 2018 đến nay, hoạt động chuyển nhượng đất sôi động hơn hẳn, trung bình mỗi tháng xã làm thủ tục 15-20 trường hợp. Cùng với đó, tình trạng xây dựng cũng tấp nập không kém. 3 tháng đầu năm, đã có khoảng 90 trường hợp xây nhà mới, tăng gấp đôi so với cả năm 2018”.

Ông Ngọc cho biết, mật độ xây dựng tăng mạnh là do nhu cầu thiết thực của người dân và thông tin huyện Đông Anh sẽ lên quận trong năm 2020. “Bây giờ thủ tục đơn giản nên người dân có tâm lý xây trước khi lên quận, tránh những rắc rối sau này”.

Bất cập trong xử lý vi phạm xây dựng

Tình trạng xây dựng ồ ạt “chạy lên quận” không chỉ diễn ra trên đất hợp pháp có sổ đỏ mà còn ngay cả trên đất không được cấp phép xây dựng. Cụ thể, trong quý I, trên địa bàn Gia Lâm đã có 242 công trình xây dựng khởi công. Qua kiểm tra phát hiện 20 trường hợp vi phạm, trong đó có 18 trường hợp vi phạm xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp.

Tương tự, tại huyện Thanh Trì, trong quý I, kiểm tra 45 công trình xây dựng trên địa bàn, phát hiện tới 28 trường hợp vi phạm, trong đó có 24 trường hợp xây trên đất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện nay đất ở vùng nông thôn thuộc diện miễn phép. “Tại các huyện ngoại thành, cụ thể là 4 huyện sắp lên quận, hầu hết đang được miễn phép khi xây trên đất ở. Khi lên quận, thủ tục cấp phép xây dựng sẽ phức tạp hơn, do vậy tâm lý “xây chạy” của người dân thời điểm này là hoàn toàn dễ hiểu”. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận tình trạng “xây chạy” nếu diễn ra phổ biến, sẽ gây khó cho công tác quản lý, quy hoạch xây dựng khi các địa bàn này đã lên quận.

Trước tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp, ông Dũng khẳng định, trách nhiệm thuộc về UBND cấp xã. “Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Hà Nội nêu rõ Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm toàn diện đối với các hoạt động xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Trong trường hợp phát sinh vi phạm phối hợp với các đơn vị liên quan, lập hồ sơ xử lý vi phạm theo lĩnh vực đất đai”, ông Dũng nói.

Cũng theo vị Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, có hiệu lực từ 15/1/2018 cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với thực tiễn quản lý. “Nghị định không quy định hành vi vi phạm xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Do đó, công trình xây dựng trái phép trên đất công, đất nông nghiệp không có căn cứ để xử lý theo lĩnh vực trật tự xây dựng”, ông Dũng dẫn giải.

>>> XEM THÊM

4 lưu ý cần biết khi xây nhà mới

Hà Nội xin cấp phép xây dựng tuyến đường “đắt nhất hành tinh” lên tới 3,5 tỷ đồng mỗi mét

T.HẰNG (Theo Vietnambiz)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lan Phương Real: Chủ đầu tư các dự án hoàn thiện pháp lý và tính thanh khoản tốt trên thị trường

Pháp lý dự án và tính thanh khoản khu vực luôn là những yếu tố hàng đầu được nhà đầu tư chú ý khi đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư tại bất kỳ một dự án Bất động sản nào. Vậy tại sao nhà đầu tư nhiều năm qua vẫn tiếp tục ủng hộ các sản phẩm BĐS của Lan Phương Real là nơi để đầu tư .

Thua lỗ, Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty bất động sản

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Quốc Cường Gia Lai sẽ rút toàn bộ vốn tại CTCP Bất động sản Hiệp Phát do công ty này kinh doanh không hiệu quả.

Giá đất Mũi Né “tăng nhiệt” nhờ tin sắp có nhiều dự án giải trí tỷ USD

Trong quý 2/2019, hàng loạt dự án có khả năng làm thay đổi toàn bộ diện mạo du lịch Phan Thiết sẽ được triển khai...

Top 5 doanh nghiệp bất động sản sở hữu quỹ đất ở lớn nhất, họ là ai?

5 doanh nghiệp dẫn đầu đang nắm hơn 19.000 ha đất ở gồm Vinhomes, Novaland, TTC Land, Nam Long và Đất Xanh, trong đó có 3 đơn vị có quỹ đất lớn đủ để phát triển khu đô thị Vinhomes, Novaland và Nam Long.

CEO Nguyễn Bá Đức của Homedy - Tiết lộ thành công cho startup

Sau hơn 3 năm hoạt động, Homedy liên tục gọi vốn thành công từ các quỹ lớn đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều được quan tâm nhất là lý do nào khiến Homedy có sức hút vốn ngoại đáng ngưỡng mộ như vậy?

    Mở App