Chia cho người thân một phần đất, ai ngờ ‘làm phúc phải tội’

“Tôi có nguy cơ mất 2/3 mảnh đất của mình chỉ vì thương người và cả tin…”

“Gia đình tôi có một mảnh đất, được chia làm 3 phần do mẹ tôi đứng tên toàn bộ. Vào năm 2010, mẹ tôi có ký cho bà B 1/3 diện tích miếng đất, giữ lại 2/3 diện tích. Bà B là người duy nhất đi làm giấy tờ, khi đem giấy tờ về nhà, mẹ tôi chỉ có ký vào nhưng do không đọc kỹ (vì tin tưởng bà B vừa là họ hàng, vừa thân thiết với gia đình bao lâu nay, và một phần cũng do mẹ tôi chỉ quen ở quê lo việc đồng áng nên không am hiểu việc giấy tờ).

Từ đó tới nay, gia đình tôi vẫn tin vào tỷ lệ phân chia như vậy. Hiện nay, do hai gia đình nảy sinh mâu thuẫn và bà B đã nói ra sự thật là năm 2010, bà B không phải làm giấy chia theo tỉ lệ 2/3 cho mẹ tôi. Mà tỉ lệ chính xác là chỉ có 1/3 mảnh đất là của mẹ tôi. Toàn bộ phần còn lại hiện tại là do bà B đứng tên. Gia đình tôi bây giờ mới lấy giầy tờ ra xem lại thì đúng như vậy. Vậy là vô tình mẹ tôi đã bị lừa dù một phần cũng do mẹ tôi chủ quan không kiểm tra giấy tờ trước khi ký vào. Vậy bây giờ, gia đình tôi có thể làm cách nào để đòi lại phần đất mà bà B đã lừa và chiếm không?

Kính mong luật sư giải đáp giúp, xin cảm ơn!”.

chia dat

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

Về nội dung của các văn bản, hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất, do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, theo thông tin bạn đưa ra thì mẹ bạn đã ký vào các giấy tờ tặng cho bà B quyền sử dụng đất và bà B đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó chúng tôi hiểu rằng đã có Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa mẹ bạn và bà B.

Bởi theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận (Điều 722 Bộ luật dân sự năm 2005). Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản (Điều 467, Bộ luật Dân sự).

Theo quy định tài Khoản 1 Điều 410 Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu thì các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

Căn cứ quy định trên, đối chiếu với quy định từ Điều 127 đến Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng tặng cho vô hiệu trong các trường hợp sau: Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luât, trái đạo đức xã hội; vô hiệu do giả tạo; vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa; vô hiệu do người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức.

Do đó, bạn có thể căn cứ vào nội dung Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để xem xét đến khả năng thuộc các trường hợp vô hiệu như đã nêu trên và có các tài liệu để chứng minh, từ đó bạn có thể yêu cầu cơ quan Tòa án buộc bà B phải hoàn trả lại quyền sử dụng đất cho bạn theo đúng quy định pháp luật.

Theo Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được các bên xác lập từ năm 2010, do vậy, bạn cần phải lưu ý về thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu.

Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề luật nhà - đất, hãy đặt câu hỏi gửi về địa chỉ email [email protected] để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn pháp luật miễn phí. Hy vọng những giải đáp của chúng tôi giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình!

Homedy kết hợp Công ty luật Hưng Việt

Website: https://luathungviet.vn/

>>> XEM THÊM:

Mẹ chồng chỉ sang tên nhà chục tỷ cho con trai, con dâu nhất quyết đòi quyền lợi

Tá hỏa vì cả ngàn mét vuông đất bỗng ‘bốc hơi’ dù vẫn cầm sổ đỏ trên tay

Đua nhau ăn theo "sốt đất": người đổi đời, kẻ trắng tay

T.Linh

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bỏ 4 tỷ sửa nhà đi thuê thành nhà hàng, bị chủ nhà chiếm đoạt bán cho người khác

Bỏ ra đống tiền để thuê và sửa căn nhà cũ nát thành nhà hàng Chay SamaSama, thế nhưng chủ nhà hàng này phải khóc ròng vì chủ cho thuê ngấm ngầm bán nhà cho người khác mà không hề thông báo.

Dân đầu tư nhỏ lẻ Sài Gòn chuộng ‘săn’ nhà trong trung tâm để cho thuê lại

Bằng cách "săn" tìm những căn nhà riêng lẻ có lợi thế thương mại ở các khu trung tâm TP.HCM, thuê và sửa sang lại nhà sau đó cho thuê lại, nhiều người đã hái ra tiền với mô hình đầu tư này.

Phải làm gì khi lỡ đánh mất sổ đỏ?

Lỡ có người nhặt được sổ đỏ, liệu tôi có gặp phải rủi ro nào không?

'Xử lý' hàng xóm côn đồ đòi chiếm lối đi chung thế nào?

Tôi không biết phải làm sao khi các cơ quan ban ngành đều biết nhưng không có phản ứng gì...

[Góc tư vấn] Diện tích thực tế lớn hơn trong sổ đỏ, liệu tôi có nên mua mảnh đất này?

Diện tích thửa đất ghi trên sổ đỏ là 89m2 nhưng khi đo diện tích thực tế lại rộng tới 112m2. Liệu có rủi ro khi mua?

    Mở App