Thị trường BĐS mùa Covid: Phân khúc vừa túi tiền sẽ “phủ sóng”

Mặc dù thị nền kinh tế đang và sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Song, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường BĐS Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng.

Theo CBRE Việt Nam, dù kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng tại Việt Nam các chỉ số kinh tế vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và được dự báo ổn định trong tương lai.

Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là tâm điểm trong nhiều nền kinh tế mạnh như Singapore, Thái Lan,... Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. Cộng với dịch bệnh tác động tiêu cực đến tâm lý đầu tư đã dẫn đến việc thay đổi xu hướng, thị trường và đối tác đầu tư.

 Việt Nam vẫn là tâm điểm trong nhiều nền kinh tế mạnh như Singapore, Thái Lan,...
 Việt Nam vẫn là tâm điểm trong nhiều nền kinh tế mạnh như Singapore, Thái Lan,...

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, tình hình này đang dần được cải thiện. Riêng trong tháng 6 cả nước đã thu hút được 1,79 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài,  điều chỉnh và góp vốn. Tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2019, tăng 14,9% so với tháng 5/2020 và chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư thu hút được trong 6 tháng đầu năm 2020. 

Như vậy, sau khi giảm trong tháng 5/2020 vốn đầu tư đã tăng trở lại trong tháng 6. Bên cạnh đó, quy mô dự án đầu tư mới cũng tăng lên đáng kể, trung bình trong tháng 6 đạt 4,8 triệu USD/dự án, cao hơn 67,2% so tháng 5/2020, gấp 2,2 lần so với tháng 2/2020 và gấp 2,4 lần so với tháng 3/2020.

Theo bà Dương Thùy Dung - Quản lý cấp cao của CBRE, hiện nay việc di chuyển của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư, mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn bị ảnh hưởng. Nhưng mức độ tăng trưởng tháng 6 đã mang lại cái nhìn tích cực hơn dù tốc độ còn chậm. Chủ yếu là nhờ vào các dự án lớn, đã nộp hồ sơ và đàm phán trong thời gian dài trước đó.

CBRE Việt Nam đánh giá hiện FDI vào thị trường nhà đất vẫn chưa nhiều. Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, dự án nhà ở dự án hạ tầng. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường nhiều lĩnh vực BĐS thời gian tới sẽ sôi động hơn. Đồng thời thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư FDI tham gia vào thị trường.

Phân khúc vừa túi tiền sẽ “phủ sóng”

Phân khúc vừa túi tiền sẽ “phủ sóng”
Phân khúc vừa túi tiền sẽ “phủ sóng”

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA (Hiệp hội bất động sản Tp Hồ Chí Minh) cho biết: Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động bất động sản như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014... đang dần được sửa đổi, bổ sung. Điều này góp phần quan trọng trong việc giúp thị trường phục hồi và tăng trưởng.

Tuy nhiên, đây đồng thời cũng chính là những thách thức mà các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt. Những ảnh hưởng của giá vàng, chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ, và cả sự chênh lệch tỷ giá giữa VND & USD…đều bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ theo nguyên tắc của sân chơi quốc tế.

Các doanh nghiệp địa ốc Việt Nam nói chung và trên địa bàn khu vực phía Nam, cũng như TPHCM nói riêng, rất cẩn trọng, xem xét từng khía cạnh của dự án từ vị trí, thiết kế… đến việc chọn nhà thầu, đơn vị thiết kế, tư vấn

Phân khúc vừa túi tiền sẽ “phủ sóng”
Phân khúc vừa túi tiền sẽ “phủ sóng”

Tổng Giám đốc Công ty CP DKRA Phạm Lâm - Công ty Nghiên cứu thị trường BĐS cũng có cùng quan điểm với CBRE Việt Nam. Ông cho biết: Hiện quỹ đất khu trung tâm đang dần thu hẹp, trong khi đó hạ tầng các khu vực lân cận như Bình Dương, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai đang dần được hoàn thiện. Chính vì vậy, nhiều chủ đầu tư có xu hướng chuyển dịch qua khu vực xa trung tâm thành phố.

Bên cạnh đó, các nhà chuyên môn cũng đánh giá phân khúc trung cấp - bình dân sẽ “phủ” toàn cảnh thị trường BĐS trong thời gian tới, khi có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, nhiều tập đoàn vào phân khúc này. 

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cũng đánh giá: Việc tham gia vào phân khúc trung cấp của nhiều nhà đầu tư lớn cho thấy thị trường BĐS trong thời gian tới sẽ định hình đúng hướng theo nhu cầu của đa số người lao động Việt Nam. Đồng thời, cũng đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các nhà đầu tư FDI khi thâm nhập thị trường Việt Nam. Điều này sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của thị trường bất động sản và hứa hẹn tạo nên sự bùng nổ phân khúc trung bình trong thời gian tới”.

>>> XEM NGAY: “Mách nước thời Covid” cho nhà đầu tư BĐS đang giữ tiền mặt

Quỳnh Thư (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dịch chưa qua, tháng cô hồn sắp đến: Thị trường BĐS sẽ ra sao?

Có lẽ thị trường BĐS 2020 đang bị thử thách khá lớn ở giai đoạn này khi mà vừa phải chống chọi với 2 đợt dịch bệnh liên tiếp, vừa tiến gần đến tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn). Bởi, thông thường giao dịch BĐS vào tháng này bao giờ cũng trầm lắng do tâm lý “kiêng kị”.

Giảm tiền thuê đất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Ngày 10/8/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 22/2020/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất năm 2020 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nhật Bản: Người nghèo sống ở nhà riêng, người giàu sống ở chung cư

Khác với số đông người Việt Nam cho rằng người giàu sống ở nhà riêng hay biệt thự, người có thu nhập trung bình dành dụm mua chung cư. Người giàu ở Nhật lại có xu hướng lựa chọn chung cư, người có thu nhập trung bình lại sống ở nhà riêng.

Vàng tiếp tục rớt giá thảm, có nên mua bất động sản tích trữ?

Tích trữ vàng là thói quen tiết kiệm truyền thống của không ít người dân. Trong đó chủ yếu là người lớn tuổi hoặc dân buôn bán nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đầu tư bất động sản mới thực sự là kênh chiếm ưu thế.

Giảm giá nhà đất Quận 4: Các dự án cao cấp đón cơ hội “vàng”

Trước tình hình quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiến, Quận 4 có kế hoạch điều chỉnh giảm đến 8,77 ha quỹ đất dành cho nhà ở trong năm 2020. Đồng thời tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, hạ tầng,...

    Mở App