'Món ngon' mới cho người sành: Bất động sản công nghiệp

Tiềm năng bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ngày càng lớn khi mà dòng vốn nước ngoài ngày càng chảy mạnh, doanh nghiệp trong nước ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.

Nền tảng BĐS công nghiệp đang rất tốt

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam, tiềm năng cho bất động sản công nghiệp vô cùng lớn. Cụ thể, Việt Nam có dân số lý tưởng cho các ngành sản xuất, đó là lao động trẻ, trình độ văn hóa cao, chính trị - xã hội ổn định, giá nhân công rẻ.

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc phụ trách văn phòng Hà Nội của Jones Lang LaSalle cho rằng: “Trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia đang rút dần sản xuất khỏi Trung Quốc do sức cạnh tranh của nền kinh tế này giảm xuống và giá lao động không còn rẻ, với nhiều ưu thế, tôi tin Việt Nam sẽ thu hút được các nhà đầu tư”.

bds cong nghiep
Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang có nền tảng tốt

Bên cạnh đó, Việt Nam có chính sách ưu đãi thuế và tiền thuê đất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. GDP của Việt Nam đang tăng trưởng cao trong thời gian dài, đặc biệt chính phủ đang khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đầu tư sản xuất – kinh doanh.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục mới trong năm 2016 và năm 2017. Cụ thể, năm 2016, Việt Nam thu hút 24,86 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; năm 2017 lên tới mức kỷ lục mới 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với năm 2016. Vốn giải ngân trong 2 năm này đạt lần lượt 15,8 tỷ USD và 17,5 tỷ USD.

Tỷ lệ lấp đầy công nghiệp ngày càng cao khi mà dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh.

bds cong nghiẹp
Bất động sản công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy cao

Cụ thể, theo Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 96.300 ha, trong đó 223 khu công nghiệp đi vào hoạt động và 105 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 51%, riêng các khu công nghiệp đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 73%.

Ngoài ra, cả nước còn có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 845.000 ha, chưa kể Khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định có trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập.

>>>Xem thêm: Bất động sản tỉnh lẻ: “miếng bánh ngon” nhưng cần tỉnh táo

Các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao có thể kể đến như Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III tại tỉnh Bình Dương do liên doanh VSIP làm chủ đầu tư, hay các khu công nghiệp Quế Võ I, Quế Võ II, Tiên Sơn, Yên Phong I (Bắc Ninh)…, với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt bình quân gần 85%.

Nền tảng tốt nhưng không thể chờ đợi

Dù có nền tảng tốt là sức cầu đang rất lớn, nhưng không phải khu công nghiệp nào cũng có kết quả hoạt động tích cực, nếu chủ đầu tư các khu công nghiệp và chính quyền địa phương không chủ động.

Một trong những mục tiêu chính của  phát triển khu công nghiệp là chia sẻ lợi ích, tạo ra được mối liên kết giữa các doanh nghiệp, chính quyền và chủ đầu tư doanh nghiệp. Các khu công nghiệp ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống nước thải, phòng cháy chữa cháy…mà bỏ quên việc tạo ra những “chân rết” để giữ chân các nhà đầu tư.

>>>Xem thêm: Sự khác biệt bất ngờ giữa thị trường địa ốc Sài Gòn và Hà Nội

Theo chuyên gia, các nhà đầu tư khu công nghiệp phải làm sao tạo ra những khu công nghiệp với hạ tầng tốt, giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, chính quyền cần phải nỗ lực xây dựng đầu mối, chú trọng công nghệ phụ trợ, kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư sản xuất và xuất cảng. Việc có các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ trong khu công nghiệp sẽ giúp các nhà sản xuất lớn tiết kiệm được chi phí sản xuất, vận chuyển…

bds cong nghiep
Bất động sản công nghiệp cần sự "tiếp đón" nhiệt tình từ phía ban quản lý

Một yếu tố nữa để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư vào khu công nghiệp chính là trình độ và thái độ của các cán bộ ban quản lý khu công nghiệp.

Ngoài ra hạ tầng giao thông, công nghiệp phụ trợ cũng phần nào thu hút đầu tư.

Ngoài công tác cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là các thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp như cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép lao động, xây dựng, môi trường, đất đai..., ban quản lý khu công nghiệp cần hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục đảm bảo thời gian nhanh nhất cho nhà đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động; thực hiện các thủ tục về đăng ký mẫu dấu, mã số thuế; trực tiếp làm đầu mối thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tài sản trên đất cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp.

Như vậy nơi nào có thái độ “phục vụ” các nhà đầu tư “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” thì nơi đó có tỷ lệ lấp đầy cao và lợi nhuận tốt.

HM

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bất động sản tỉnh lẻ: 'miếng bánh ngon' nhưng cần tỉnh táo

Thị trường đất nền tỉnh lẻ được giới chuyên gia cho rằng sẽ là điểm nóng trong đầu tư bất động sản 2018. Tuy nhiên, người mua cần tỉnh táo trước “miếng bánh này”.

Liên tục ‘cán mốc’ mới, tổng tài sản hiện tại của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ‘cao hơn núi’

Chỉ trong vòng 3 tuần, tỷ phú Vượng đã “mang về” thêm 1,7 tỷ USD, nâng tổng tài sản cán mốc 6 tỷ USD - tương đương với gần 137 nghìn tỷ đồng.

Cận cảnh tòa tháp cao thứ 10 thế giới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Các nhà thầu Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây dựng cả trong và ngoài nước qua công trình cao thứ 10 thế giới – Tòa Landmark 81 tại TP.HCM.

Giá chung cư cao cấp Carina Plaza thế nào trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn?

Dự án Carina Plaza từng được coi là nơi "kết nối giấc mơ", và là một trong những bất động sản nóng nhất quận 8, TP.HCM vào thời điểm 2008-2010.

4 dự án hạ tầng tạo cú hích cho BĐS khu Đông Sài Gòn giờ ra sao?

Nhiều dự án hạ tầng nổi bật có tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản khu vực cửa ngõ phía Đông Sài Gòn như xa lộ Hà Nội, Bến xe miền Đông… đang trong quá trình triển khai.

    Mở App