Vì sao người nghèo vẫn chưa vay được vốn mua nhà ở xã hội?

TS Trương Huy Mai cho rằng, số tiền 1.000 tỉ đồng này không thấm vào đâu so với nhu cầu cần vốn hiện nay để phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Thiếu vốn cho vay nhà ở xã hội

Trao đổi với PV Báo Lao Động, anh Lê Văn C (Hà Nội) cho biết: “Gói vay nhà ở xã hội với lãi suất 4,8% rất hấp dẫn khi so với mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Nhưng việc đăng ký thủ tục lại quá phức tạp khiến tôi nản lòng”.

Anh C bày tỏ băn khoăn, để vay được vốn, người vay cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng dài hạn tại Hà Nội, tiếp theo tham gia vào Tổ tiết kiệm và vay vốn tại phường cư trú. Sau khi người vay gửi hồ sơ, Tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ họp bình xét. Nếu hồ sơ được chọn sẽ gửi lên UBND xã rồi từ đó mới gửi tới NHCSXH xét hồ sơ. Với bằng đó bước thủ tục và thời gian, anh C quyết định đi vay tiền từ người thân và bạn bè để mua nhà để nhanh chóng và giảm bớt thủ tục phiền hà.

Riêng năm 2018, Chính phủ bố trí 1.000 tỉ đồng. Đến nay NHCSXH đã triển khai tới tận các thị xã, thành phố trên toàn quốc và có 50 tỉnh, thành có dư nợ với khoảng 200 tỉ đồng với trên 700 khách hàng vay.

vay von ngan hang
Thiếu vốn là một trong những khó khăn trong việc cho vay nhà ở xã hội.

TS Trương Huy Mai lý giải cho thực trạng này: Câu chuyện mới nhất liên quan đến tình trạng bí vốn phát triển dự án nhà ở xã hội vừa xảy ra tại TPHCM, đó là việc Cty Địa ốc Hoàng Quân, đơn vị liên kết phát triển dự án nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm, quận Bình Tân đã kêu gọi khách hàng muốn nhận nhà thì cho công ty sẽ cho vay 20% giá trị hợp đồng căn hộ với lãi suất 1%/tháng để tiếp tục thực hiện dự án, vì công ty hiện nay đã hết tiền thực hiện dự án này, trong khi dự án đã quá hạn bàn giao từ lâu.

Không chỉ chủ đầu tư khổ vì thiếu vốn, mà khách hàng cũng lâm vào thế khó. Đa số người mua nhà tại đây có thu nhập thấp, phải vay mua nhà ở xã hội của ngân hàng từ 400-700 triệu đồng. Khi dự án chậm tiến độ, khách hàng vừa phải đi thuê nhà, vừa phải trả tiền lãi ngân hàng, trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Vướng mắc trong giải ngân

Một trong những vướng mắc lớn nhất là khi nhà ở xã hội đã được chủ dự án thế chấp để gọi vốn từ các ngân hàng khác, nay người dân muốn vay vốn để mua nhà của họ thì chủ dự án phải giải chấp căn hộ đấy. Việc giải chấp căn nhà đòi hỏi rất nhiều thời gian.

Ngoài ra, người vay vốn để sửa chữa hay xây nhà phải có hộ khẩu cư trú hợp pháp. Những người dân chưa có hộ khẩu cư trú cần làm thủ tục chuyển đổi. Một số trường hợp người vay vốn để mua nhà được xây dựng trên đất không nằm trong quy hoạch hoặc chưa được phê duyệt sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho hay, việc phát triển nhà ở xã hội diễn ra rất chậm do điểm nghẽn lớn nhất chính là nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội, đến nay vẫn chưa được bố trí.

nha o xa hoi

Luật Nhà ở về ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được vay vốn với lãi suất thấp hơn và thời gian vay dài hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán. Trên thực tế hiện nay, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội không được vay ưu đãi, bởi lẽ tại khoản 2 điều 33 Nghị định 100 là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, nhưng lại quy định, trong giai đoạn 2015-2020, NHCSXH chưa thực hiện cho vay đối với các các chủ đầu tư dự án xã hội kể cả các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được ngân hàng thương mại ký hợp đồng cho vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, theo Luật Nhà ở, các nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội để cho thuê  mua, trong đó có “vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ” có thể hiểu là bao gồm cả các nguồn vốn viện trợ, vốn ODA của nước ngoài, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cơ chế hướng dẫn thực hiện.

Hiện nay có một số tổ chức nước ngoài có thể hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, dài hạn cho TP.HCM để phát triển nhà ở xã hội, nhưng yêu cầu phải có văn bản bảo lãnh của Bộ Tài chính. Nếu có thêm nguồn vốn này sẽ tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội với quy mô lớn hơn, nhanh hơn. Hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính có cơ chế bảo lãnh các nguồn vay ODA để phát triển nhà ở xã hội của các tỉnh, thành phố khi có nhu cầu này.

>>> XEM THÊM:

Nhà dưới 1 tỷ ở Hà Nội trông thế nào?

Biết nhàn hạ thế này, tôi đã chuyển từ nhà to sang nhà nhỏ sớm!

'Phát sốt' với nhà cấp 4 kiểu mới của cặp vợ chồng trẻ ở Sài Gòn

K.Phương

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ án lạ đời: Ham rẻ, 200 người bị lừa mua ‘10 triệu đồng 1.500m2 đất’

Mặc dù nhiều người đã được cảnh báo là lừa đảo, nhưng thấy chỉ cần bỏ ra 10 triệu đồng mà có cơ hội sở hữu 1.500m2 đất nên vẫn "mắc bẫy". Đây cũng là vụ án đang gây chấn động dư luận ở Long An. .

'Điểm nóng' bất động sản từ giờ đến cuối năm là gì?

Trong khi các dự án đang được thế chấp, tín dụng cho nhà ở xã hội… đang là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm, thì nhà giá rẻ và bất động sản vùng ven tiếp tục là điểm sáng của thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm.

Nhà dưới 1 tỷ ở Hà Nội trông thế nào?

Muốn có nhà Hà Nội khi ngân sách chưa tới 1 tỷ đồng, bạn không có quá nhiều lựa chọn.

Đại gia Lê Thanh Thản mạnh tay tung ra căn hộ chung cư giá từ 500 triệu đồng

Chiều 9/10, Tập đoàn Mường Thanh bất ngờ công bố sẽ tung ra thị trường 1.200 căn hộ chung cư tại dự án Thanh Hà với mức giá 10,5 - 11 triệu đồng/m2.

Tân Hòa Garden – Đón đầu “cơn sốt” đầu tư dịp cuối năm

Thị trường bất động sản cuối năm đang ngày càng sôi động với hàng loạt các dự án được bung hàng. Trong bối cảnh này, Tân Hòa Garden mang đến cho khách hàng các nền đất chất lượng với mức giá cạnh tranh giúp đón đầu cơ hội đầu tư.

    Mở App