Tầng trệt là gì? Cách phân biệt tầng trệt và tầng lửng dễ dàng

Khái niệm tầng trệt khá phổ biến nhưng cũng rất dễ nhầm nhầm với nhiều loại công trình khác. Cùng tìm hiểu chi tiết về tầng trệt là gì, quy định thiết kế tầng trệt tiêu chuẩn trong bài viết dưới đây của Homedy.

Tầng trệt là gì? 

Tầng trệt là khái niệm để nói về tầng 1. Đây là tầng đầu tiên của ngôi nhà, sát với mặt đất mà trong đó có từ 2 sàn trở lên. Kế tiếp tầng trệt là các tầng 2, tầng 3, tầng 4,... 

Trong thi công xây dựng, chúng ta thường nghe khái niệm tầng và lầu. Trong đó, tầng trệt là cách gọi phổ biến tại miền Bắc, còn trong Nam người ta thường gọi tầng 1 là lầu 1.

tầng trệt là gì
Tầng trệt là gì mà được thiết kế hài hòa với thiên nhiên?

Đối với tòa nhà cao tầng như chung cư, tầng trệt thường là sảnh lớn, siêu thị, nhà hàng,... Còn đối với công trình nhà ở, tầng trệt thường là không gian sinh hoạt chung của gia đình. Các phòng chức năng cũng có thể được thiết kế ngay cùng sàn này và được ngăn cách bởi gỗ, kính, tường gạch, tường thạch cao,... Trong vài trường hợp diện tích nhà đất quá bé, gia chủ thường sử dụng tầng trệt như một gara để xe.

Tầng trệt là gì
Tầng trệt chung cư tích hợp cửa hàng quần áo, siêu thị, nhà hàng,

>> Có thể bạn quan tâm: Tầng tum là gì? Ý tưởng sử dụng tầng tum độc đáo nhất 2021

Phân biệt tầng lửng và tầng trệt là gì?

Hiện nay, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tầng trệt là gì và tầng lửng là gì. Đây là hai khái niệm phổ biến và dễ gây nhầm lẫn vì chúng cùng được sử dụng với mục đích tận dụng không gian trống. Tuy nhiên, thiết kế giữa 2 kiến trúc này lại khác nhau. Cùng nền tảng kết nối bất động sản Homedy tìm hiểu điểm khác biệt giúp bạn phân biệt 2 mẫu thiết này.

  • Tầng trệt: Được sử dụng như không gian sinh hoạt chung. Với công trình nhà ở, nó được sử dụng phổ biến làm phòng khách hoặc kết hợp với nhiều phòng chức năng như: phòng ngủ, phòng đọc sách, nhà bếp,... Giúp tiết kiệm diện tích nhà ở, tạo nét độc đáo, ấn tượng trong thiết kế. Còn tầng trệt chung cư thường là sảnh chờ, siêu thị, nhà hàng, cửa tiệm,...

  • Tầng lửng: Thường được thiết kế ở vị trí tầng 1 hay còn gọi gọi là tầng trệt của ngôi nhà. Nó còn được gọi là gác xép, một công trình phụ của tầng trệt. Là không gian liên kết giữa các tầng với nhau.

Kinh nghiệm thiết kế tầng trệt theo tiêu chuẩn mới nhất

Như đã đề cập ở khái niệm tầng trệt là gì, đây là không gian đầu tiên của một công trình, một ngôi nhà. Chính vì vậy, đây là nơi được quan tâm đặc biệt trong quá trình thiết kế. Một không gian đẹp, không chỉ cần có sự thiết kế, trang trí ấn tượng, nội thất độc đáo mà còn cần tính hợp lý, đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao, độ rộng của tầng trệt.

Dưới đây là một số quy định cơ bản bạn cần nắm được khi thiết kế tầng trệt.

Quy định về chiều rộng của tầng trệt là gì?

Chiều rộng của tầng trệt sẽ tùy thuộc vào số phòng chức năng cũng như mục đích sử dụng tầng trệt là gì.

Bên cạnh đó, diện tích đất xây dựng sẽ quyết định đến chiều rộng tầng trệt. Tuy nhiên, thiết kế một không gian tầng trệt hợp lý sẽ giúp bạn có không gian sinh hoạt hợp lý, thoải mái.

  • Nếu diện tích lớn, bạn có thể thiết kế tầng trệt với đầy đủ các phòng 

  • Hoặc nếu diện tích tầng trệt hơi bé, có thể sử dụng làm một phòng chức năng và tầng hầm để xe. 

tầng trệt là gì
Tầng trệt thiết kế làm phòng khách

Quy định về độ cao của tầng trệt là gì?

Trong thiết kế tầng trệt, chiều cao được coi là một trong những yếu tố rất quan trọng. Chiều cao ảnh hưởng đến trang trí và bài trí nội thất. Vì vậy mà bên cạnh khái niệm tầng trệt là gì, bạn cần nắm rõ và tuân theo những quy định về chiều cao đối với một tầng trệt đạt chuẩn. Dưới đây là một vài quy định cơ bản mà bạn cần phải biết về thước đo chiều cao tầng trệt:

  • Chiều rộng lộ giới >20m thì chiều cao tầng trệt tối đa là 7m

  • Chiều rộng lộ giới từ 7m - 12m thì chiều cao tầng trệt quy định là 5,8m

  • Nếu chiều rộng lộ giới mà <3,5m thì chiều cao đạt chuẩn là 3,8m 

Chiều cao phù hợp không chỉ mang đến không gian đạt chuẩn, hợp lý mà ngôi nhà cũng trở nên thoải mái, thoáng đãng hơn. Quy định này thường khác biệt ở tùy từng nơi nhưng chiều cao tầng trệt lý tưởng nhất khoảng 3,6 - 4,5m. 

Tuy nhiên, cần tránh việc tận dụng không gian quá đà mà thiết kế tầng trệt quá cao. Điều này sẽ tạo cảm giác lạc lõng và làm mất đi sự ấm cúng cho không gian sinh hoạt chung của gia đình.

Trên đây, bat dong san Homedy đã giải đáp khái niệm tầng trệt là gì. Hy vọng mang đến kiến thức cần thiết dành cho bạn!

>>> XEM THÊM: Top 20 mẫu nhà gác lửng dưới 100 triệu cho vợ chồng trẻ

Quỳnh Thư 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách trang trí phòng bếp nhỏ đẹp giúp “ăn gian” diện tích

Cách trang trí phòng bếp nhỏ đẹp để tối ưu không gian sử dụng bạn đã biết chưa? Cùng Homedy bắt tay vào “biến hóa” căn bếp nhỏ của bạn trở nên vừa đẹp, vừa rộng rãi hơn thôi!

Sơn nhà màu vàng kem: Không sợ “quê”, chỉ sợ không biết phối màu đẹp

Sơn nhà màu vàng kem là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình Việt. Cùng khám phá những cách “biến tấu” màu vàng kem này trở nên bắt mắt và thời thượng hơn nhé!

8 bản vẽ nhà cấp 4 diện tích nhỏ, chi phí xây chỉ 200 triệu

Dưới đây là 8 bản vẽ nhà cấp 4 diện tích nhỏ với chi phí xây chỉ 200 triệu đồng được nhiều gia đình lựa chọn và đánh giá cao hiện nay!

15 thiết kế mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đơn giản mà đẹp

Sở hữu mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đẹp là mong ước của mọi gia đình khi tiến hành thi công xây dựng. Mời bạn cùng tham khảo 15 thiết kế mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đơn giản mà như “cực phẩm” ngay dưới đây!

Sơn nhà màu xanh ngọc: Vẻ đẹp dịu mát và tinh tế

Sơn nhà màu xanh ngọc mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu mà hiếm màu sắc thay thế được. Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ gợi ý những mã màu xanh ngọc tuyệt đẹp cho căn nhà của bạn.

    Mở App