Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất và những điều cần biết

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là một loại văn bản quan trọng được thiết lập tại thời điểm trước khi thuê nhà. Theo đó, hợp đồng đặt cọc thuê nhà được thiết lập nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai thuê và cho thuê trước khi hoạt động thuê nhà được thực hiện. Lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà không khó nhưng cần phải đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Dưới đây là những thông tin về hợp đồng đặt cọc thuê nhà cũng như mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà chuẩn xác bạn có thể tham khảo!

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?

Hợp đồng cọc thuê nhà hay còn gọi là thỏa thuận đặt cọc thuê nhà là văn bản được ký kết giữa bên cho thuê tài sản (nhà riêng, căn hộ, phòng trọ,...) với bên thuê để thực hiện việc thuê nhà một cách hợp pháp.

hop-dong-dat-coc-thue-nha-1
Ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Tại sao cần ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà?

Hợp đồng thuê nhà và hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần được xác lập nhằm đảm bảo an toàn về tâm lý, tránh sự bội tín giữa cả bên cho thuê và khách hàng thuê nhà. Nếu chỉ thỏa thuận miệng thì không lâu "lời nói gió bay", người thuê và người cho thuê không có sự giao ước rõ ràng theo đúng quy định của pháp luật thì đồng nghĩa với việc quyền và lợi ích của các bên sẽ không được đảm bảo.

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà thường được thiết lập ngay khi khách thuê chưa dọn đến ở nhưng đã đặt cọc để giữ nhà và đảm bảo sẽ thuê. Tránh trường hợp tổn thất cho chủ nhà cũng như tránh việc chủ nhà cho bên khác thuê lại.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà phải chịu sự điều chỉnh pháp lý của Bộ luật dân sự 2015, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản.

Mục đích của Hợp đồng đặt cọc được lập ra không gì khác ngoài xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, trong hợp đồng bắt buộc phải quy định rõ các điều khoản, cách xử lý tài sản đặt cọc khi các bên vi phạm vấn đề giao kết đã nêu trong hợp đồng thuê nhà.

Khi hợp đồng thuê nhà được giao kết và thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Còn trong trường hợp hợp đồng đặt cọc thuê nhà chỉ nhằm mục đích giao kết hợp đồng thuê nhà. Nếu bên cho thuê từ chối giao kết hoặc có những hành vi làm cản trở việc giao kết hợp đồng thì phải trả lại cả số tiền cọc thuê nhà cho bên đặt cọc + tiền chịu phạt  tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Ngược lại, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc, tài sản đặt cọc thuộc về chủ nhà.

hop-dong-dat-coc-thue-nha-2
Tải mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà ngắn gọn, hợp pháp 2024

>>> XEM THÊM: 

Cách tạo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc tiền thuê nhà là một loại hợp đồng dân sự giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà, trong đó bên thuê nhà giao cho bên cho thuê nhà một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà sau này. Hợp đồng đặt cọc thuê nhà có thể được lập bằng văn bản hoặc miệng, tuy nhiên để tránh những tranh chấp có thể xảy ra, nên lập hợp đồng bằng văn bản và có chữ ký của cả hai bên.

Để tạo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà, bạn cần chú ý các nội dung sau:

  • Thông tin của bên cho thuê (nhận cọc) và bên thuê nhà (đặt cọc);

  • Mục đích đặt cọc: Để đảm bảo giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng hay cả 2 mục đích trên;

  • Thông tin về căn nhà cho thuê;

  • Chi tiết về giá trị tài sản đặt cọc;

  • Phương thức và thời hạn thanh toán tiền đặt cọc;

  • Thỏa thuận đặt cọc: thời hạn thuê nhà, giá thuê nhà; phương thức và thời hạn thanh toán tiền thuê nhà;

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà;

  • Cách thức xử lý tài sản đặt cọc; trong các trường hợp như các bên đã hoàn thành xong quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng thuê nhà. Hoặc một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong Hợp đồng;

  • Các điều khoản khác phù hợp quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, khi tạo hợp đồng đặt cọc thuê nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Theo Bộ luật Dân sự 2015, việc đặt cọc khi thuê nhà có thể được thực hiện không cần văn bản hoặc bằng văn bản, và không yêu cầu hình thức xác nhận đặt cọc. Tuy nhiên, để đảm bảo các thỏa thuận được thực hiện, các bên nên lập hợp đồng. 

  • Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ coi hợp đồng đặt cọc là vô hiệu khi bên đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị ép buộc, lừa dối. 

  • Bộ luật Dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 và Luật Đất đai 2013 không yêu cầu phải công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc cho thuê nhà. Tuy nhiên, các bên nên công chứng hợp đồng để làm căn cứ giải quyết khi có tranh chấp. 

  • Trong hợp đồng đặt cọc, người lập hợp đồng cần ghi rõ tài sản đặt cọc là gì, và phương án giải quyết tài sản đặt cọc khi hợp đồng đã được ký kết hoặc khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng. 

  • Tiêu đề hợp đồng đặt cọc giữ chỗ thuê nhà không nên ghi là “Giấy biên nhận giao tiền” mà phải ghi là “Hợp đồng đặt cọc”. 

  • Bên từ chối thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc nếu không ký kết hợp đồng đặt cọc, trừ khi có thỏa thuận khác. 

  • Nếu các bên ký giấy biên nhận tiền nhưng nội dung không ghi là đặt cọc thì người vi phạm sẽ không bị phạt cọc nếu không có thỏa thuận đi kèm. 

  • Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần chú ý tới thông tin của các bên, tài sản đặt cọc, thông tin về nhà/đất cho thuê, giá cho thuê, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…

Các mẫu đặt cọc thuê nhà mới nhất hiện nay

Giấy đặt cọc thuê nhà viết tay

hop-dong-dat-coc-thue-nha-3
Giấy đặt cọc thuê nhà viết tay

Giấy đặt cọc thuê nhà/biên bản nhận cọc thuê nhà là một loại văn bản pháp lý để chứng minh việc bên thuê nhà đã giao một số tiền hoặc tài sản cho bên cho thuê nhà để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thuê nhà. Giấy đặt cọc thuê nhà thường có các nội dung sau:

  • Thông tin của bên đặt cọc và bên nhận cọc, bao gồm họ tên, số CMND, địa chỉ, số điện thoại.

  • Địa chỉ và thông tin của căn nhà được thuê, bao gồm diện tích, số phòng, tiện ích, …

  • Số tiền hoặc tài sản đặt cọc, cách thức thanh toán và thời hạn trả lại.

  • Mục đích và thời hạn thuê nhà.

  • Các điều khoản và điều kiện về việc thực hiện hợp đồng thuê nhà, quyền và nghĩa vụ của các bên, trường hợp phá cọc, tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà và hình thức xử lý.

  • Ngày ký giấy đặt cọc và chữ ký của các bên.

Mẫu đặt cọc tiền thuê nhà viết tay là một cách để lập giấy đặt cọc một cách nhanh chóng và tiện lợi khi không có máy tính hay máy in. Tuy nhiên, giấy đặt cọc viết tay có thể dễ bị sai sót, mờ nhạt hoặc mất mát. Do đó, để tránh những rủi ro này, bạn nên sử dụng mẫu giấy đặt cọc thuê nhà có sẵn trên internet hoặc file word để in ra và ký kết.

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà file word

hop-dong-dat-coc-thue-nha-4
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà file word

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà file word là một văn bản có sẵn, được soạn thảo theo quy định của pháp luật hiện hành. Bạn có thể tải về và sử dụng mẫu hợp đồng này để điền vào các thông tin cần thiết, như tên và thông tin liên lạc của các bên, diện tích và địa chỉ của nhà, mục đích và thời gian thuê nhà, số tiền hoặc tài sản đặt cọc, điều khoản và điều kiện của việc thuê nhà, trách nhiệm và quyền lợi của các bên, cách xử lý khi có tranh chấp,… Sau khi điền xong, các bên cần ký tên và ghi rõ ngày tháng năm để xác nhận sự thống nhất của mình.

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà phù hợp với nhu cầu của mình, bạn có thể tham khảo hai mẫu hợp đồng như đã nêu trên sau đây:

>>> Tải ngay: Mẫu giấy đặt cọc thuê nhà viết tay

>>> Download: Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản

Sau khi đã tham khảo hai mẫu hợp đồng ở trên, bạn có thể tải một mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mà bạn có thể chỉnh sửa theo nhu cầu của mình. Bạn chỉ cần nhập các thông tin cần thiết vào các ô trống trong mẫu hợp đồng và in ra hai bản để ký kết với bên cho thuê. Bạn nên lưu giữ một bản sao của hợp đồng để có căn cứ khi xảy ra tranh chấp hoặc khi muốn chấm dứt hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà có cần công chứng không?

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà có cần công chứng không? Hợp đồng thuê nhà không công chứng có giá trị không?

Về mặt pháp lý, hợp đồng đặt cọc thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chỉ cần được lập bằng văn bản và có chữ ký của các bên là đã có giá trị pháp lý

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các bên, tránh xảy ra tranh chấp, hợp đồng đặt cọc thuê nhà nên được công chứng. Để công chứng hợp đồng đặt cọc thuê nhà, các bên cần chuẩn bị các giấy tờ về người yêu cầu và tài sản đặt cọc, sau đó mang theo hợp đồng và giấy tờ này đến văn phòng công chứng để làm thủ tục. 

Vậy công chứng hợp đồng đặt cọc bao nhiêu tiền? 

Phí công chứng hợp đồng đặt cọc được tính theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng đặt cọc của tổ chức hành nghề công chứng được quy định như sau:

  • Đối với hợp đồng có giá trị từ 01 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì phí công chứng = 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

  • Đối với hợp đồng có giá trị từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng thì phí công chứng = 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

  • Đối với hợp đồng có giá trị từ trên 03 tỷ đồng thì phí công chứng = 02 triệu 200 nghìn đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phí công chứng không được vượt quá 10 triệu đồng cho mỗi hợp đồng, giao dịch. Ngoài ra, người yêu cầu công chứng còn phải nộp các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như thuế thu nhập cá nhân, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất…

Ví dụ: Nếu bạn muốn công chứng hợp đồng đặt cọc nhà có giá trị là 2 tỷ đồng thì bạn sẽ phải nộp phí công chứng là: 1 triệu + 0.06% x 1 tỷ = 1.600.000 đồng.

Bên nhận đặt cọc thuê nhà có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định 

“Quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc, ký cược

1. Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ:

a) Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

b) Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;

c) Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.

Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

d) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

2. Bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ:

a) Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;

b) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;

c) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;

d) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;

đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.”

Như vậy, sau khi nhận tiền đặt cọc, bên nhận đặt cọc - bên cho thuê nhà không được phép cho người khác thuê nhà nếu không có thỏa thuận, bàn bạc với bên đặt cọc - bên thuê nhà.

Nếu vi phạm, bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, khi đã nhận cọc của bên thuê nhà, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê theo đúng thời hạn và điều kiện đã thỏa thuận trên hợp đồng. Nếu bên cho thuê nhà muốn cho người khác thuê nhà thì phải có sự đồng ý của bên thuê nhà và trả lại tiền cọc cho bên thuê nhà. Nếu không có sự đồng ý của bên thuê nhà, bên cho thuê nhà sẽ vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê nhà theo quy định của pháp luật

Quy định về phạt vi phạm hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà có được không?

hop-dong-dat-coc-thue-nha-5
Có hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở được không?

Hiện nay, nhu cầu thuê nhà ngày càng tăng cao, đặc biệt tại những thành phố lớn để phục vụ nhu cầu sinh sống, học tập và làm việc. Tuy nhiên thực tế có không ít trường hợp bên thuê nhà sau khi đã thỏa thuận thuê nhà và đặt cọc xong, vì nhiều lý do như tìm được địa điểm thuê khác tốt hơn hay muốn thay đổi nhu cầu, dẫn đến phát sinh hủy hợp đồng cọc và muốn nhận lại tiền cọc. 

Sau khi hủy bỏ hợp đồng đặt cọc thuê nhà, hợp đồng đặt cọc không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng đặt cọc và về giải quyết tranh chấp.

Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã thỏa thuận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

Trường hợp muốn hủy hợp đồng đặt cọc, cần phải có biên bản hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Mẫu hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà

hop-dong-dat-coc-thue-nha-6
Mẫu hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Để hủy hợp đồng một cách hợp pháp và tránh những tranh chấp không đáng có, các bên cần tuân thủ những quy định về điều kiện, thời hạn, thủ tục và trách nhiệm của mỗi bên khi hủy hợp đồng.

Mẫu hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà là một văn bản được soạn thảo theo mẫu chuẩn, ghi rõ các thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân của hai bên, ngày ký và ngày hủy hợp đồng, lý do hủy hợp đồng, số tiền đặt cọc và cách thức hoàn trả tiền đặt cọc. Mẫu này giúp cho các bên dễ dàng lập và ký kết văn bản hủy hợp đồng một cách nhanh chóng và chính xác. 

Bạn có thể tham khảo một số mẫu hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà dưới đây.

>>> TẢI NGAY:  Mẫu hợp đồng hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Trên đây là mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà chuẩn xác 2024. Để tham khảo thêm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm thuê, cho thuê nhà đừng quên truy cập vào chuyên mục Hướng dẫn thuê nhà của bat dong san Homedy.com nhé!

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh nghiệm thuê chung cư mini Cầu Giấy

Chung cư mini Cầu Giấy đang có những dự án nào? Tìm thuê căn hộ mini chính chủ, full nội thất, dịch vụ tại Cầu Giấy ở đâu? Cần lưu ý gì khi tìm thuê chung cư mini tại quận Cầu Giấy? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Homedy.

Hợp đồng góp vốn đầu tư mẫu mới nhất

Góp vốn là một hoạt động không còn xa lạ gì trong hoạt động mua bán nhà đất, thành lập công ty, góp vốn đầu tư. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách soan thảo mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư chuẩn, mới nhất 2024 hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Homedy.

4 cách hóa giải cái nóng cho nhà hướng Tây - Tây Bắc

Nhà hướng Nam và Đông Nam vốn được biết đến là hướng mát mẻ và dễ chịu. Vậy nhà hướng Tây Bắc có nóng không, có nên làm nhà hướng Tây không và cách giải quyết vấn đề khi lựa chọn những hướng nhà này là gì? Hãy cùng Homedy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Mẫu đơn xin tách hộ khẩu đúng quy định, mới nhất

Mẫu đơn xin tách hộ khẩu chuẩn, đúng yêu cầu pháp lý 2024 được Homedy trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây. Bạn đọc có thể tải về và sử dụng để thực hiện tách khẩu cho gia đình.

Cách đọc thông tin cơ bản trên sổ hồng, sổ đỏ

Mua nhà đất, mua đất và cầm trên tay sổ hồng, sổ đỏ nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ những thông tin được ghi trên những tờ giấy chứng nhận quan trọng này. Vậy đọc thông tin cơ bản trên sổ đỏ, sổ hồng như thế nào cho đúng?

    Mở App