Soi cận cảnh siêu dự án chống ngập 10.000 tỉ tại TP.HCM

Sau hơn 14 tháng thi công, dự án giải quyết ngập tại TP.HCM do triều khu vực có xét biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) đã đạt hơn 68% khối lượng xây dựng. Kết quả hiện tại cho thấy tiến độ xây dựng nhanh hơn 8 tháng so với hợp đồng BT đã ký kết.

Chiều 25/1, công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Trungnam BT 1547) cùng các nhà thầu phụ đã cất nóc trụ cuối cùng trụ tháp T5 của cống kiểm soát triều Mương Chuối (huyện Nhà Bè) thuộc dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1”.

Được biết, Mương Chuối là hạng mục cống kiểm soát triều lớn nhất của dự án. Công trình được xây dựng trên Mương Chuối. Địa điểm này cách ngã ba Sông Soài Rạp 1,4 km và cách Cầu Mương Chuối trên đường Nguyễn Bình huyện Nhà Bè 500 m.

>>>Xem thêm: Kịch bản nào cho đất nền thị trường TP.HCM 2018?

cong trinh chong ngap tphcm

Cống Mương Chuối được thiết kế với 5 trụ pin, 4 cửa van, mỗi cửa van rộng 40m, âu thuyền rộng 11m với bề sông rộng hơn 200m.

Các trụ pin được thiết kế để chịu lực độc lập, thực hiện nhiệm vụ nâng hạ cửa van ngăn triều gần 300 tấn bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Mỗi trụ pin chính là cánh tay đòn.

cong trinh chong ngap tphcm

Ông Nguyễn Tâm Tiến, giám đốc chủ đầu tư dự án cho biết: cống Mương chuối đã gây ra nhiều bất lợi cho giai đoạn thi công trên sông. Tuy nhiên các kỹ sư Việt Nam đến từ nhà thầu công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ thi công SPSP của Nhật Bản với công nghệ móng vòng vây cọc ống thép (SPSP) lần đầu tiên được áp dụng vào công trình thuỷ lợi.

>>>Xem thêm: TP HCM nói không với căn hộ thương mại dưới 45 m2

Dự án được chủ đầu tư Trung Nam Group triển khai với tốc độ thần kỳ. Tuy nhiên, dù được triển khai khá tốt nhưng dự án đang đứng trước nguy cơ ngưng trệ vì không có mặt bằng thi công dù người dân trong khu vực rất ủng hộ dự án, sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công công trình.

cong trinh chong ngap tphcm

Để đảm bảo thi công, nhà đầu tư đã phải ứng vốn, thực hiện việc bồi thường giải phóng các mặt bằng tại những vị trí quan trọng để tiếp tục thi công. Bên cạnh đó, công trình còn phải chờ các quận, huyện giao mặt bằng 2 bên kênh để đảm bao thi công đúng kĩ thuật.

Sau khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức, dự án này sẽ giải quyết ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 (khoảng 6,5 triệu dân) thuộc bờ hữu sông Sài Gòn.

>>>xem thêm: Bất đồng giữa Bộ Xây dựng và TP.HCM về căn hộ 25m2

HM

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top 4 sai lầm khi 'chào giá' khiến bạn mãi không bán được nhà

Đối với những ngôi nhà khó bán, có nhiều gia chủ cho rằng họ chưa gặp được duyên số, chưa gặp thời,... Tuy nhiên, nguyên nhân của vấn đề lại nằm ở những “sai lầm” vô cùng cơ bản.

Mặt bằng bán hàng Tết: Thuê 1m phải trả 2 triệu đồng

Một số chủ kinh doanh hàng Tết vừa cho biết thông tin, để có mặt bằng cần phải thuê sớm, thậm chí có những nơi phải "có mối quan hệ" mới thuê được. Giá thuê cũng không hề rẻ.

Hiệp hội BĐS Hồ Chí Minh: đề xuất bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp vùng

Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp vùng chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ và phù hợp với quy hoạch vùng.

Những dự án giao thông được người Sài Gòn mong đợi nhất năm 2018

Người dân TP.HCM, đặc biệt là khu đông Sài Gòn, đang mong chờ ngày hoàn thành của 22 công trình giao thông với tổng vốn đầu tư lên tới gần 400.000 tỷ đồng.

Tương lai nào cho bất động sản Luân Đôn?

Bất động sản nước Anh đang có những chuyển biến rõ rệt. Đã từng là điểm nóng của BĐS, tuy nhiên Thủ đô Anh Quốc sẽ không giữ được nhiệt trong tương lai gần.

    Mở App