RSX, RST, RSM, RSN, RSK là đất gì? Quy định sử dụng đất rừng sản xuất

Trong sổ đỏ và bản đồ địa chính, chúng ta thường bắt gặp những ký hiệu như RSX, RST, RSM…nhưng không phải ai cũng biết được những ký hiệu này có nghĩa như thế nào. Hôm nay, Homedy sẽ giúp bạn tìm hiểu RSX, RST, RSM, RSN, RSK là đất gì và quy định sử dụng những loại đất này nhé.

RSX, RST, RSM, RSN, RSK là đất gì?

RSX là đất gì?

rsx-rst-rsm-rsn-rsk-la-dat-gi-1
RSX là đất gì?

Đầu tiên đất RSX là gì? Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định, đất RSX là đất rừng sản xuất, là đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu để kinh doanh sản xuất gỗ cây, lâm sản, các động vật rừng…

Đất RSX gồm 2 loại chính là : 

  • Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm: rừng tự nhiên được tái sinh bằng cách tự nhiên.

  • Đất rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: rừng trồng có thể sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước hoặc vốn của chủ sở hữu.

Tóm lại, đất RSX được sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Và đất RSX được phép chuyển đổi mục đích sử dụng tùy theo nhu cầu của người sử dụng đất và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

RST là đất gì?

rsx-rst-rsm-rsn-rsk-la-dat-gi-2
Đất RST là đất gì?

Tiếp theo, ký hiệu RST là đất gì? Đây là ký hiệu để chỉ đất có rừng trồng sản xuất được quy định tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 55/2013/TT-BTNMT.

RST là đất rừng sản xuất có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

RSM là đất gì? 

Để trả lời cho câu hỏi đất RSM là gì, phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 55/2013/TT-BTNMT quy định rõ: Đất RSM để chỉ đất trồng rừng sản xuất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.

RSN là đất gì?

RSN là đất có rừng tự nhiên sản xuất theo quy định tại Thông tư 55/2013/TT-BTNMT.

Đất rừng tự nhiên sản xuất được hiểu là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại gỗ, kinh doanh các loại lâm sản ngoài gỗ và kết hợp với rừng phòng hộ bảo vệ sinh thái. 

Nhà nước giao đất RSN cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Vì đất rừng tự nhiên sản xuất có vai trò quan trọng như giúp điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai… và đem lại nguồn kinh tế lớn đối với cá nhân, hộ gia đình.

Nhà nước giao đất RSN không thu tiền sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực đất rừng tự nhiên sản xuất. Cùng với đó, đất rừng tự nhiên sản xuất được Nhà nước cấp sổ đỏ và quy định thời hạn sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn giao đất, nếu hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn thêm theo quy định.

>>> Xem ngay: Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Chi phí làm sổ đỏ mới nhất!

RSK là đất gì?

Đất RSK là đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất được quy định tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 55/2013/TT-BTNMT.

Đất RST là đất rừng sản xuất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn hay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính.

Như vậy, các loại đất trên đều là đất thuộc nhóm đất rừng sản xuất thuộc đất nông nghiệp nên cũng có thời hạn sử dụng là 50 năm và người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế.

Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Thông tư mới về bản đồ địa chính thì các ký hiệu RSX, RST, RSM, RSN, RSK không còn được thể hiện trong bản ký hiệu đất và thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính nữa.

Quy định về đất rừng sản xuất

Mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013.

Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.

Chế độ sử dụng đất rừng sản xuất

rsx-rst-rsm-rsn-rsk-la-dat-gi-3
Chế độ sử dụng đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất bao gồm đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng nên theo quy định, chế độ sử dụng đất rừng sản xuất như sau: 

  • Đối với rừng tự nhiên: 

Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì đất rừng sản xuất được giao cho các tổ chức quản lý là rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và phát triển. Tuy nhiên, đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

  • Đối với rừng trồng:  

Khoản 2 Điều 135 Luật đất đai quy định:

  • Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định giao đất là không quá 30ha để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.

  • Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Hạn mức giao đất rừng sản xuất

Theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013, hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định cụ thể như sau: 

  • Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất: 

  • Đất rừng phòng hộ.

  • Đất rừng sản xuất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

 Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 , 3, 4 và 5 Điều 129 của Luật đất đai.

Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013.

Như vậy, hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân là không quá 30 héc ta.

Quy định về cho thuê đất rừng sản xuất

Theo luật đất rừng sản xuất, đối tượng được Nhà nước giao và cho thuê rừng sản xuất: 

Giao rừng sản xuất không thu phí sử dụng rừng 

Cụ thể tại khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng sau: 

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng.

  • Đơn vị vũ trang.

  • Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

Cho thuê đất rừng sản xuất: Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê một lần hoặc hàng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

rsx-rst-rsm-rsn-rsk-la-dat-gi-4
Đất rừng sản xuất có được chuyển đổi mục đích sử dụng không?

Đất rừng sản xuất được xác định là một loại đất nông nghiệp theo điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013. Do đó, đất rừng sản xuất hoàn toàn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư. 

Tuy nhiên, để chuyển đổi được đất rừng sản xuất sang thổ cư cần đáp ứng một số điều kiện sau: 

Phải có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi có đất theo Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013.

Đồng thời, Điều 52 Luật này cũng quy định rõ, khi nhận Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện sẽ dựa theo 2 căn cứ sau để quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, là : 

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Như vậy, chỉ khi nào đủ 2 căn cứ nêu trên thì UBND cấp huyện mới ban hành quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến RSX, RST, RSM, RSN, RSK là đất gì quy định sử dụng đất rừng sản xuất và những vấn đề liên quan khác. 

Để đón đọc thêm những tin tức về bất động sản khác, hãy truy cập homedy.com ngay hôm nay!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đất rừng phòng hộ là gì? Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không?

Rừng là tài nguyên quý giá cần được quan tâm bảo vệ và sử dụng hợp lý. Đất rừng chiếm khoảng 3/4 diện tích đất toàn lãnh thổ Việt Nam nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa nước ta. Các vấn đề liên quan đến rừng luôn được nhà nước chú trọng, đặc biệt là công tác quản lý và quy hoạch đất rừng phòng hộ. Vậy đất rừng phòng hộ là gì? Quy định pháp luật về đất rừng phòng hộ hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ký giáp ranh đất là gì? Thủ tục ký giáp ranh đất và những vấn đề liên quan

Ký giáp ranh đất là vấn đề thường gặp khi người dân làm sổ đỏ nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ vấn đề này. Trong bài viết hôm nay, Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu ký giáp ranh đất là gì? Mẫu đơn ký giáp ranh đất cùng thủ tục và những vấn đề liên quan khác. Theo dõi ngay nhé!

Tuổi làm nhà tốt nhất để may mắn, tài lộc và những vấn đề liên quan

Xây dựng nhà cửa là một trong những việc quan trọng nhất của đời người, ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của gia chủ. Bởi vậy việc xem tuổi làm nhà, bao nhiêu tuổi làm nhà đẹp nhất luôn được nhiều người quan tâm nhằm giúp việc xây nhà được hanh thông, thuận lợi và gặp nhiều may mắn.Trong bài viết này, Homedy sẽ đưa ra những cái nhìn khách quan nhất để giúp bạn nắm bắt được thời gian xây nhà phù hợp. Cùng theo dõi nhé!

Đất rừng sản xuất có lên thổ cư được không? Thủ tục chuyển đổi như thế nào?

Rừng là bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ sinh thái, đồng thời là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang mục đích khác có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội. Bài viết dưới đây, Homedy sẽ cùng bạn tìm hiểu đất rừng sản xuất có lên thổ cư được không và những quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Thái tuế là gì? Các tuổi phạm Thái Tuế năm 2024 và cách cúng giải hạn chuẩn nhất

Thái tuế là khái niệm thường gặp trong dân gian. Nhắc đến Thái Tuế chắc hẳn nhiều người nghĩ ngay đến những điều đen đủi, không may trong năm mà sao này chiếu mệnh. Tuy nhiên, đa số mọi người thường chỉ biết rằng khi gặp hạn Thái Tuế thì không nên làm những điều quan trọng, nhưng không hiểu rõ bản chất của Thái Tuế là gì và cách giải quyết khi gặp phải. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Homedy để hiểu rõ hơn về chòm sao Thái Tuế trong năm 2024 nhé!

    Mở App