Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng đầy đủ, mới nhất

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng hiện tại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các nội dung quan trọng về vấn đề này.

Bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?

Trước khi tìm hiểu các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng, hãy cùng Homedy.com làm rõ khái niệm bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?

Bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?
Bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?

Giải phóng mặt bằng là hoạt động di dời nhà ở, các công trình xây dựng, cây cối,... cũng như bộ phận cư dân sống trên phần đất nhất định được quy hoạch nhằm mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng các công trình mới vì các mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế, xã hội.

Quá trình này được tính từ khi Hội đồng giải phóng mặt bằng bắt đầu được thành lập cho đến khi hoàn thành giải phóng và giao cho chủ đầu tư mới. 

Bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu đầu tiên và quan trọng khi Nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Nó quyết định rất nhiều đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Tùy theo loại đất và mục đích sử dụng mà mức bồi thường sẽ khác nhau. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp không nhận được bồi thường khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng
Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Trường hợp được bồi thường giải phóng mặt bằng 

Đối với trường hợp là đất ở 

Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất ở hoặc người Việt định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà gắn với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước đã được cấp hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đối với đất phi nông nghiệp 

Nếu đất phi nông nghiệp mà không phải là đất ở thì việc bồi thường sẽ được xác định theo 2 phương án đền bù giải phóng mặt bằng:

  • Bồi thường loại đất có mục mục đích sử dụng

  • Bồi thường bằng tiền mặt theo thời hạn sử dụng đất còn lại

Đối với trường hợp đền bù về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng
Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt thì được bồi thường bằng với giá công trình xây mới;

Trường hợp nhà ở, công trình khác không phục vụ sinh hoạt thì quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng được căn cứ theo Điều 09 của Nghị định số 47/2014/NĐ – CP.

Theo đó, với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi bị Nhà nước thu hồi theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Đất đai thì mức bồi thường bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính theo tỷ lệ % theo giá trị hiện có của công trình đó.

Quy định về hỗ trợ người dân khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất 

Điều 83, Luật Đất đai 2013 đã quy định về các điều khoản hỗ trợ người dân kịp thời ổn định công việc, cuộc sống khi bị thu hồi đất giải phóng mặt bằng, cụ thể:

  • Bên cạnh bồi thường theo quy định trong Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;

  • Việc hỗ trợ phải bảo đảm kịp thời, công bằng, khách quan, công khai và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

  • Các khoản hỗ trợ người dân, hộ gia đình nhận được khi Nhà nước thu hồi đất: Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất; đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp với những cá nhân hoặc hộ gia đình sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tái định cư với những cá nhân, gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải chuyển chỗ ở;...

Bảng giá đền bù giải phóng mặt bằng 2022

Bên cạnh các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng, bảng giá đền bù cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Tùy theo từng loại đất và mục đích sử dụng đất khác nhau mà việc bồi thường sẽ được thực hiện khác nhau. 

  • Với đất phi nông nghiệp: 

Tiền bồi thường = (Giá đất địa phương được quy định tại các quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) x (Diện tích đất bị thu hồi) x (Thời hạn sử dụng còn lại)/ (Thời hạn sử dụng đất)

  • Với đất nhà đất ở:

Tiền bồi thường = Giá trị căn nhà + Khoản tiền tính bằng tỷ lệ % theo giá trị hiện có của căn nhà

  • Với đất ở

Bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường bằng tiền mặt theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

Quỳnh Thư 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách phân biệt chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn

Nhiều người không hiểu rõ về chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn dẫn đến sự hiểu nhầm, lựa chọn và mua bán sai. Vậy hai loại chung cư này giống và khác nhau như thế nào. Đâu là loại chung cư bạn nên mua để đầu tư và sinh sống?

Giải quyết tranh chấp đất đai: Trình tự, thủ tục chi tiết theo quy định pháp luật

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên. Để quá trình giải quyết tranh chấp đất đai ít rắc rối, tuân thủ theo quy định pháp luật, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

Kinh nghiệm mua nhà tránh bị “hớ” giá mùa dịch

Không chỉ khách hàng mua nhà đất để ở, mà nhiều nhà đầu tư cũng bị mua BĐS “hớ” trong mùa dịch. Vậy làm sao để xác định đúng giá BĐS trước khi xuống tiền giao dịch?

Tóm tắt Điều 100 luật đất đai 2013: Giấy tờ về quyền sử dụng đất

Điều 100 Luật đất đai quy định giấy tờ về quyền sử dụng đất như thế nào? Điều 100 Luật Đất đai 2013 khác gì so với năm 2003? Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt những nội dung cơ bản, quan trọng nhất.

Thẩm định giá bất động sản là gì? 5 phương pháp định giá BĐS chính xác nhất

Thẩm định giá bất động sản là quá trình ước tính giá trị của quyền sở hữu bất động sản bằng đơn vị tiền tệ. Mục đích của quá trình này là xác định rõ mức tiền của bất động sản cho các giao dịch trên thị trường với các phương pháp phù hợp.

    Mở App