Phí tất toán trước hạn là gì và những vấn đề liên quan

Hiện nay để đầu tư kinh doanh, các cá nhân tổ chức thường lựa chọn vay ngân hàng vì đây là một kênh vay vốn an toàn, minh bạch. Thông thường người vay sẽ tiến hành thanh toán khoản vay khi đến kỳ hạn, tuy nhiên nếu người vay sau khi kinh doanh có lợi nhuận cao sẽ muốn tất toán khoản vay trước hạn. Vậy điều này có phát sinh chi phí gì không và thủ tục tiến hành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu phí tất toán trước hạn và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây.

Phí tất toán trước hạn là gì?

Phí tất toán trước hạn là khoản tiền người vay phải trả ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khi trả nợ trước thời gian quy định trong hợp đồng.

Nói cách khác, phí tất toán trước hạn được áp dụng cho những khoản vay đã được ngân hàng giải ngân nhưng khách hàng, doanh nghiệp tất toán sớm hơn so với thời hạn quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp đó, bên vay sẽ phải trả khoản phí này vào đúng thời điểm trả nợ sớm trước hạn.
 

phi-tat-toan-truoc-han-1
Phí tất toán trước hạn

Khoản phí tất toán trước hạn hay còn được gọi là phí trả nợ trước hạn này đã được quy định rõ trong hợp đồng vay vốn. Tùy từng thời điểm và hình thức vay mà tổ chức tài chính hoặc ngân hàng sẽ có cách tính toán khác nhau. 

Nhiều ngân hàng hiện nay còn triển khai các chính sách ưu đãi về vay vốn nên khoản phí này được điều chỉnh, chỉ áp dụng trong thời gian đầu của thời gian vay. Thậm chí có cả những tổ chức tài chính hoặc ngân hàng còn đưa ra chương trình hấp dẫn, cam kết với khách hàng nếu không trả tiền trước hạn một khoản thời gian nào đó sẽ được miễn hoàn toàn khoản phí này.

Lý do đa số việc tất toán trước hạn bị phạt?

Phí tất toán trước hạn nhằm bù đắp những khoản phí phát sinh do ngân hàng, tổ chức tài chính phải chịu khi khách hàng trả tiền nợ sớm hơn thời gian cam kết trong hợp đồng.Đây là điều cần thiết để có thể duy trì lợi nhuận và tránh tính trạng ngân hàng, tổ chức tài chính bị lỗ. 

Khi cho khách hàng vay vốn mua nhà, tổ chức cho vay sẽ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình về cả kỳ hạn và lãi suất, để có thể đáp ứng yêu cầu của khoản vay. Trong khoảng thời hạn vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã được ký kết, tổ chức tài chính sẽ vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn đã huy động trước đó. 

Bên cạnh phí tất toán trước hạn thì các tổ chức cho vay vốn còn có nhiều khoản phí phạt khác như: trả lãi chậm, trả nợ quá hạn, hay thu hồi khoản lãi suất ưu đãi tất toán trước hạn.
 

phi-tat-toan-truoc-han-2
Phí phạt tất toán trước hạn nhằm bù đắp những khoản phí phát sinh

Cách xác định phí tất toán trước hạn

Đối với những ai có ý định vay vốn mua nhà thì việc nắm rõ phí tất toán trước hạn là gì, biết cách tính toán phí tất toán trước hạn là cực kỳ quan trọng. 

Tùy ngân hàng, tổ chức mà mức phí phạt cho các khoản giải ngân sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là các mức phí phổ biến được áp dụng ở hầu hết các tổ chức:

Phí phạt tất toán trước hạn

Phí tất toán trước hạn là gì chúng ta đã nắm rõ, dưới đây hãy tiếp tục tìm hiểu về cách tính toán khoản phí phạt này.  Theo đó, đa phần các ngân hàng đều có mức phí phạt tất toán trước hạn trong vòng 05 năm đầu tiên. Tuy nhiên, một số ngân hàng có thể sẽ áp dụng mức Phí phạt tất toán trước hạn trong thời hạn dài hơn.

Phí phạt tất toán trước hạn = Số tiền gốc trả trước hạn*Mức % phí phạt

VD: Trường hợp ngân hàng xác định phí phạt tất toán trước hạn là 400 triệu đồng thì khi đó, số tiền phí phải thanh toán cho ngân hàng sẽ là 2% x 400 triệu đồng = 8 triệu đồng.

Với những người vay vốn mua nhà được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thả nổi tại thời điểm giải ngân mà khách tất toán trước hạn trong thời gian 60 tháng kể từ ngày rút khoản vốn đầu tiên thì ngân hàng có thể thu hồi cả phần lãi đã hỗ trợ. Thông thường các ngân hàng sẽ áp dụng mức phí phạt với các khoản đã giải ngân.

Phí cam kết rút vốn

Đây là mức phí áp dụng cho những khoản vay đã làm hồ sơ vay nhưng lại không tiến hành rút vốn. Tại thời điểm tất toán trước hạn, khách hàng sẽ phải trả một khoản phí cam kết rút vốn. 

Mặc dù mức phí này không phải được áp dụng ở tất cả các ngân hàng nhưng bạn cũng nên tìm kiểu ký và nắm được cách tính cụ thể như sau:

Phí cam kết rút vốn =Số tiền chưa giải ngân * Mức % phí phạt 

VD: Trường hợp khách hàng ký hợp đồng vay số tiền 500 triệu đồng trong 05 năm, nhưng thực tế mới giải ngân được 200 triệu đồng. Sau 01 năm, người vay muốn tất toán khoản vay sớm. Khi đó, phí tất toán trước hạn theo quy định rút vốn với phí phạt 1,5% sẽ là: 1,5% x (500 – 200 triệu) = 4.500.000 đồng.

Cách tính tất toán khoản vay trước hạn

Tất toán khoản vay trước hạn được hiểu là thủ tục khách hàng vay vốn muốn tất toán khoản vay trước thời hạn được quy định trong hợp đồng vay.

Cách tính tất toán khoản vay

Số tiền nợ còn lại = tổng nợ - số nợ đã thanh toán

Phí tất toán trước hạn của một số ngân hàng hiện nay

Dưới đây là biểu phí phí tất toán trước hạn của một số ngân hàng cho bạn tham khảo:

Phí tất toán khoản vay trước hạn VPBank

  • Phí tất toán trước hạn dưới 1 năm = 3% x Số tiền tất toán trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 1 năm - 2 năm = 2% x Số tiền tất toán trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 2 năm - 3 năm = 1% x Số tiền tất toán trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 3 năm - 4 năm = 0,5 % x Số tiền tất toán trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn trên 4 năm trở đi: Miễn phí (Số tiền phí cho mỗi lần tối thiểu 500.000 đồng)

Phí tất toán khoản vay trước hạn Vietcombank

  • Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 1,5% x số tiền nợ gốc trả trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 2 năm - 3 năm = 1% x số tiền nợ gốc trả trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 4 năm - 5 năm = 0,5 % x Số tiền tất toán trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn trên 6 năm trở đi: Miễn phí

Phí tất toán khoản vay trước hạn Techcombank

  • Phí tất toán trước hạn 2 năm đầu = 3% x Số tiền trả trước
  • Phí tất toán trước hạn năm thứ 3 = 2% x Số tiền trả trước

Phí tất toán khoản vay trước hạn Shinhan Finance

  • Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 6% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 1 - 1.5 năm = 4% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 1.5 - 2 năm = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 2% x số tiền trả nợ trước hạn

Phí tất toán khoản vay trước hạn VIB

  • Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 1 - 1.5 năm = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 1.5% x số tiền trả nợ trước hạn

Phí tất toán khoản vay trước hạn HD Saison

  • Phí tất toán trước hạn = 6% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Đối với các khoản vay có số dư nợ ít thì mức phạt tối thiểu là 1.650.000 đồng

Phí tất toán trước hạn TPbank

  • Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 7% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 1 - 2 năm = 5% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 3% x số tiền trả nợ trước hạn

Phí tất toán trước hạn Vietinbank

  • Phí tất toán trước hạn 2 năm đầu = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn 2 - 3 năm = 1.5% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn trên 4 - 5  năm = 1% x số tiền trả nợ trước hạn
  • Phí tất toán trước hạn trên 5 năm : Miễn phí

Có nên tất toán khoản vay trước hạn không?

Khi vay ngân hàng ai cũng muốn trả nợ đúng hạn để khỏi rơi vào nợ xấu. Với một số trường hợp có tài chính dư dả hơn với dự kiến và muốn tất toán hết số nợ gốc và tiền lãi mỗi kỳ trước khi đến hạn thanh toán khoản vay. Tuy nhiên khi tất toán khoản vay trước hạn bạn sẽ phải chịu một vài khoản phí vì khi quyết định cấp khoản vay, các ngân hàng phải cân đối nguồn vốn của mình cả về lãi suất lẫn kỳ hạn để có thể đáp ứng nhu cầu khoản vay của bạn. 

Khi bạn tất toán trước hạn, đã làm thay đổi kế hoạch kinh doanh của ngân hàng và các công ty tài chính, vì thế khách hàng phải nộp một khoản phí để đảm bảo bù đắp chi phí để duy trì hoạt động.

Nếu tài chính dư dả bạn có thể tất toán sớm khoản vay, mặc phải nộp phí phạt trả trước nhưng đây là khoản mà bạn có thể chủ động được. 

Thủ tục tất toán khoản vay trước hạn

Thủ tục tất toán khoản vay ngân hàng gồm các bước sau :

Bước 1

Xác số tiền còn nợ.

Bước 2

Tính số tiền nợ còn lại cộng với phí phạt trả nợ trước hạn.

Số tiền nợ còn lại = tổng nợ - số nợ đã thanh toán.

Phí phạt tất toán trước hạn = Số tiền gốc trả trước hạn*Mức % phí phạt.

Bước 3

Đối chiếu lại kết quả tính toán giữa bên vay và bên cho vay.

Bước 4

Bên vay nộp tiền vào tài khoản thanh toán để bên cho vay tiến hành thu nợ.

Bước 5 

Ký hợp đồng thanh lý hợp đồng vay hoặc giấy xác nhận tất toán khoản vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Trên đây, Homedy đã chia sẻ đến bạn phí tất toán trước hạn là gì cũng như các thông tin liên quan đến khoản phí phạt này. Để cập nhật thêm các bài viết khác về kinh nghiệm mua bán nhà đất, truy cập ngay Homedy.com!

Loan Nguyễn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà cấp 5 là gì? Các quy định khi xây nhà cấp 5

Nhà cấp 5 là gì? Có gì giống và khác so với nhà cấp 1,2,3… Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, thủ tục khi xây dựng nhà cấp 5 trong bài viết dưới đây.

LUC là đất gì? Những thông tin cần biết

LUC là đất gì? Đất LUC được sử dụng cho mục đích gì? Xây nhà trên đất LUC được không? Đây chắc hẳn là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm, khi tiếp xúc với bản đồ địa chính. Những vấn đề của bạn sẽ được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết dưới đây của Homedy.

DKV là đất gì? Tổng hợp thông tin mới nhất về đất DKV

Trên bản đồ địa chính, ta có thể bắt gặp những ký hiệu đất, được sử dụng để phân biệt cho từng khu vực khác nhau, đặc biệt là ký hiệu DKV. Vậy ký hiệu DKV là đất gì và có thể xây dựng nhà ở hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại đất này cùng Homedy ngay nhé.

Đất MNC là gì? Phân loại và những quy định sử dụng

Đất đai là tài sản quan trọng của quốc gia. Chính vì thế, pháp luật luôn phải được cập nhật các quy định về quản lý và sử dụng đất hiện nay. Thế nhưng, khái niệm đất MNC là gì khiến không ít người băn khoăn. Hãy cùng theo dõi những nội dung dưới đây để hiểu rõ về khái niệm cũng như những quy định hiện hành về loại đất này nhé!

Có nên mua nhà có ma cần bán gấp không?

Nhiều người quan niệm không nên mua có ma cần bán gấp vì dễ gặp phải nhiều xui xẻo, ảnh hưởng tới tiền tài, sự nghiệp, sức khỏe lẫn hạnh phúc gia đình dù cho giá bán có rẻ tới đâu. Vậy, liệu nhà có ma có thực sự đáng sợ vào nên tránh, cùng đón đọc bài viết dưới đây để xem giới chuyên gia nói gì về những căn nhà có ma rao bán.

    Mở App