Nhà đầu tư bỗng đổ dồn đi “săn” chung cư cũ “ba không”

Chung cư cũ ba không đang được các nhà đầu tư lẫn môi giới ra sức săn tìm trong thời gian gần đây. Nguyên do là thông tin của thành phố Hà Nội về việc chi 500 tỷ đồng để cải tạo các căn chung cư cũ.

Chung cư cũ “ba không” là gì? 

Khái niệm chung cư cũ thì ai cũng biết. Nhưng, kèm theo đó là “ba không”, gồm những yếu tố gì? Chung cư ba không là những dự án chung cư không thu phí dịch vụ, phòng cháy chữa cháy và hồ sơ pháp lý.

Hoạt động mua bán chung cư cũ chờ cải tạo đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Không ít người đã phải nhận “trái đắng” vì sau khi mua nhà đợi chờ mòn mỏi nhưng chẳng thấy cải tạo đâu, chỉ thấy nhà ngày một xuống cấp. Đây là kiểu nhà ở tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Thế nhưng, tại sao nó lại đột ngột trở nên có giá và vụt tăng giá như hiện nay?

Mua chung cư cũ "ba không" có thực sự là "miếng bánh" ngon?

Kế hoạch chi 500 tỷ đồng cải tạo chung cư cũ của UBND TP Hà Nội

Mới đây, theo kế hoạch 171/KH - UBND, Hà Nội sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khofảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ cũng như có phương án cải tạo. Thông tin này đã khiến cả các nhà môi giới, lẫn các nhà đầu tư BĐS bắt đầu lùng sục săn tìm các căn hộ chung cư cũ theo tiêu chí ba không.

Trong bản kế hoạch này nêu rõ 3 yêu cầu cấp thiết. 

  • Thứ nhất, là đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết khó khăn trong thực tế xây dựng, cải tạo lại chung cư cũ trên địa bản. Phải đảm bảo được sự an toàn về tính mạng và tài sản. Đồng thời, giúp người dân tái định cư, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Thứ hai, việc cải tạo chung cư cũ phải đồng bộ với các khu chức năng đô thị hiện hữu. Nhằm phát huy tối đa nguồn lực về đất đai đô thị, nâng cao chất lượng đô thị. Việc cải tạo giúp nâng cao kiến trúc cảnh quan và hướng tới xây dựng đô thị xanh - văn mình - bền vững.

  • Thứ ba, tăng cường sự đồng thuận và phối hợp của các tổ chức và nhân dân cũng triển khai kế hoạch. Xây dựng quy trình , chính sách và đồng bộ các cơ chế pháp luật về nhà ở, quy hoạch, xây dựng, đất đai làm cơ sở pháp lý và công cụ thực hiện kế hoạch cải tạo.

Thực trạng mua bán chung cư cũ “ba không” hiện nay

Theo nguồn khảo sát từ PV báo Tiền Phong, một số căn hộ tập thể cũ tại phố Hàng Vôi, diện tích 50m2 đang được rao bán với giá 3,5 tỷ đồng, tương đương với 70 triệu đồng/m2.

Giá bán nhà tập thể cũ ở Phương Mai, Trung Tự,.. quận Đống Đa mềm hơn một chút, dao động từ 40 đến 60 triệu đồng/m2. Trong khi đó, các khu tập thể cũ tại khu Thành Công hay Bách khoa mặc dù đã xuống cấp nghiêm trọng, giá bán vẫn dao động ở mức 40 - 50 triệu đồng/m, thậm chí có căn lên đến hơn 50 triệu đồng/m2.

Trước thông tin cải tạo, giá bán chung cư cũ đột ngột tăng
Trước thông tin cải tạo, giá bán chung cư cũ đột ngột tăng

Với số tiền trên, khách hàng hoàn toàn có thể tìm mua chung cư trung cấp ở khu vực quận Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên hay Tây Hồ. Hoặc thậm chí là mua chung cư cao cấp nằm ở xa trung tâm thành phố.

Đi kèm với mức giá cao ngất ngưởng là những thông tin quảng cáo của các dự án chung cư cũ như: thuộc tuyến đường trung tâm thành phố, khu dân cư sầm uất, dân trí cao, khả năng sinh lời lớn sau khi cải tạo,... Nhưng liệu chăng, đây chỉ là những thông tin của các “cò đất” và chủ nhà tự phao lên để nâng mức giá lên trời?

Cẩn trọng khi mua chung cư cũ chờ cải tạo

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1.516 chung cư cũ 2 - 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 - 1990. Các chung cư này đều tập trung cư dân sinh sống rất đông, vượt khoảng 1,5 lần thiết kế ban đầu trong khi chất lượng nhà ở đã cũ nát, xuống cấp.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc HN, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam: Một trong những nguyên nhân chung cư cũ có giá cao là loại hình này có cơ hội được cải tạo và đền bù.Vì vậy, nhiều người mua chung cư cũ để đầu tư dài hạn.

Thực tế mới đây, Nghị định số 69 của Chính phủ đã đưa ra những quyết định về ban hành về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Theo đó, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác và phương án bồi thường, hỗ trợ...

Ông Nghiêm cũng cho rằng, Nghị định 69 là một bước tiến mới có tính đột phá trong cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên chính quyền các tỉnh, thành phố sẽ phải nghiên cứu và đưa ra những phương án riêng để áp dụng cho phù hợp hoàn cảnh. 

Ngoài ra, nghị định mới chỉ những khu nhà quá cũ, thuộc trường hợp dễ xảy ra sự cố, cháy nổ… mới được cải tạo. Chính vì vậy, người mua nhà cần tỉnh táo trước lời quảng cáo, giới thiệu của môi giới; tránh rủi ro về pháp lý.

Quỳnh Thư (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều doanh nghiệp bất động sản lãi lớn bất chấp đại dịch Covid-19

Bất chấp làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn “ăn nên làm ra”.

Đánh giá dự án chung cư Starlake Tây Hồ Tây khách quan nhất

Nằm trên mảnh đất ngay sát Hồ Tây – nơi hội tụ vượng khí, phong thủy đẹp nhất Hà Nội, chung cư StarLake nổi lên như một ngôi sao sáng, là khu căn hộ cao cấp đáng sống của Thủ đô được đầu tư bởi công ty phát triển bất động sản danh tiếng đến từ Hàn Quốc.

100 đất nước nhỏ nhất thế giới theo công bố mới nhất

Đất nước nhỏ nhất thế giới là nước nào? Diện tích quốc gia nhỏ nhất thế giới là bao nhiêu? Hãy cùng Homedy khám phá ngay nhé!

Review dự án La Partenza Nhà Bè của chủ đầu tư Khải Minh Land

Dưới đây là đánh giá dự án La Partenza Nhà Bè chi tiết từ góc nhìn khách quan của nền tảng kết nối bất động sản Homedy. Nếu còn đang phân vân liệu có nên mua căn hộ La Partenza Nhà Bè của chủ đầu tư Khải Minh Land thì rất có thể bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?

Khi mua bán nhà đất, các bên tham gia thường thỏa thuận đặt cọc trước một số tiền để làm tin, đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy hợp đồng đặt cọc mua đất được thực hiện như thế nào? Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? Cùng Homedy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    Mở App