Giữa cơn sốt đất, nhiều ngân hàng đã 'ra tay'!

Giá bất động sản nhiều khu vực tăng cao bất thường, trong khi đó ngân hàng đang siết chặt nguồn vốn vay. Các nhà đầu tư cũng đang có những tính toán chuyển dịch.

Giá đất tăng vùn vụt dù hạ tầng không đổi

Tại thị trường BĐS TP.HCM trong thời gian quá, quận 9 và quận Thủ Đức vẫn là những “điểm nóng” diễn ra các hoạt động mua bán sôi nổi.

Ông Hoàng Hải (ngụ tại quận 9) chia sẻ, ông vừa bán hai mảnh đất gần 200m2 với giá 29 triệu đồng/m2 ở dự án gần cảng Phú Hữu (quận 9), giá đất tại đây so với trước tết đã tăng tới 6-7 triệu đồng/m2. "Tôi thấy giá đất ở quận 9 đã tăng lên cao quá rồi, khó có khả năng tăng mạnh thời gian tới nên tranh thủ bán rút tiền ra đầu tư về Long Thành", ông Hải cho hay.

xep hang lam thu tuc
Người dân xếp hàng làm thủ tục nhà đất tại quận 9 - TP.HCM.

Sức nóng tăng giá đất lan nhanh ra các khu vực vùng ven TP.HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Theo ghi nhận ngày 17/4, tại các "điểm nóng" bậc nhất ở Long An - huyện Cần Giuộc, một lô đất 120m2 tại xã Mỹ Lộc được một người chuyên mua bán đất là anh Nguyễn Văn Thành ra giá 1,1 tỉ đồng. Chính lô đất này, vào tháng 10-2017 anh Thành báo giá chỉ 550 triệu đồng.

Ông Phan Nhân Duy, giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Long An, khẳng định giá đất tại một số vùng của tỉnh Long An vẫn đang có xu hướng tăng. Ông Duy cho biết:"Việc tăng có nhiều nguyên nhân. Như khu vực Cần Giuộc, Cần Đước đang có nhà đầu tư đề xuất thành lập khu kinh tế mở tại đây. Dù chỉ mới ở công đoạn lấy ý kiến, nhưng giá cả đất đai cũng trở nên sôi động theo".

Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An - nhìn nhận qua đợt rà soát vừa qua, sở phát hiện nhiều nhà đầu tư vội quảng cáo hoành tráng về dự án của mình dù dự án chưa thực hiện xong.

von bds sai gon
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - Dữ liệu: Ánh Hồng - Đồ họa: V.Cường.

Như ngày 12/4 tại dự án khu dân cư Hiển Vinh, huyện Đức Hòa, thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Long An đã lập biên bản với chủ đầu tư vì thi công dự án nhưng không tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng... 

Trước đó, Sở Xây dựng cũng phát hiện dự án này dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã thi công, quảng cáo và nhận tiền đặt chỗ.

Ngân hàng “phòng thủ” khi giá đất bị thổi phồng

Nhiều ngân hàng đã có biện pháp để ngăn ngừa rủi ro trước các khoản vay bất động sản.

Ông Lê Đức Thọ, tổng giám đốc VietinBank, cho hay những địa phương giá đất tăng nhanh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Quốc... ngân hàng đang rất thận trọng trong  việc cấp tín dụng.

Có trường hợp người vay phải thế chấp thêm tài sản khác ngoài tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Đặc biệt với những trường hợp vay phục vụ đầu tư, ngân hàng chỉ cho vay 40-50% trên giá thẩm định.

Cũng theo ông Thọ, do giá bất động sản liên tục bị thổi lên trong thời gian qua nên khi thẩm định, ngân hàng phải so sánh cả một quá trình để tính giá bình quân làm căn cứ cho vay.

Ngân hàng cũng phải sử dụng công ty thẩm định giá độc lập để định giá chứ không áp dụng theo giá thị trường. "Lãi suất cho vay bất động sản cũng phải điều chỉnh tăng vì rủi ro tăng lên" - ông Thọ nói.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Đặng - Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) - cho biết: "Từ 6-7 tháng trước chúng tôi đã cảnh báo trên toàn hệ thống về tình trạng sốt đất vùng ven như Cần Giờ, Bình Chánh, Q.12... Ở những khu vực xảy ra sốt đất, ngân hàng rất hạn chế cho vay. Trong trường hợp cho vay thì khi thẩm định giá, ngân hàng không căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm đó mà chỉ tính theo giá bình quân trước đó để "trừ hao".

Còn ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn (SCB), cũng cho hay những khu vực mà giá đất bị đẩy cao bất thường, ngân hàng không nhận thế chấp bằng bất động sản hình thành từ vốn vay. Việc định giá không điều chỉnh ngay theo giá thị trường vừa được tăng lên.

>>> XEM THÊM:

K.Phương

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những cuộc giao dịch tiền tỷ tại đất Vân Đồn

Mua bán trao tay những mảnh đất tiền tỷ chóng vánh như mua bán mớ rau, đất Vân Đồn trở thành mặt hàng “cháy” trước ngưỡng cửa đặc khu.

Người Hà Nội đi đầu mua đất đặc khu nhờ nguồn tiền từ đâu?

Khách tìm mua BĐS ở Phú Quốc và nhiều khu vực "nóng" khác có hơn một nửa là người miền Bắc ở Hà Nội.

Thị trường BĐS quý II sẽ về đâu sau ‘dư chấn’ Carina và siết tín dụng?

Bước sang quý II, bất động sản sẽ bị tác động không nhỏ đến từ việc kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và vụ cháy Carina.

Lộ khối tài sản 16 tỷ USD của thế lực địa ốc đáng nể nhất Việt Nam

Một doanh nghiệp bất động sản sắp lộ khối tài sản 16 tỷ USD hứa hẹn là cú ra mắt chấn động thị trường.

Bất động sản khu nào tại Hà Nội đang được săn đón nhiều nhất?

Dù mức giá được đẩy lên tới hàng tỷ đồng mỗi mét vuông nhưng đất long mạch tại khu vực này vẫn được giới đầu tư bất động sản tại Hà Nội đổ xô về săn lùng.

    Mở App