Đặt cọc mua nhà: Đòi lại được hay sẽ ‘mất sạch’?

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Biện pháp này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán, đặc biệt là mua bán nhà.

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trong giao dịch mua bán nhà ở, do giá trị tài sản rất lớn nên thông thường, số tiền đặt cọc cũng không nhỏ. Khi không tiếp tục giao kết hợp đồng, người mua luôn có nguyện vọng lấy lại tiền đặc cọc, nhưng liệu tiền đặt cọc mua nhà có đòi lại được không hay bị “mất sạch”?

Nếu giao dịch mua bán đúng quy định

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc”.

Theo đó, khi không tiếp tục giao kết hợp đồng, bên mua nhà sẽ bị mất tiền đặt cọc; tiền đặt cọc thuộc về bên bán. Tương tự, nếu bên bán không chấp nhận bán nhà như đã thỏa thuận thì không những phải trả lại tiền đặt cọc cho bên mua, mà còn phải trả thêm một khoản tiền tương đương tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

dat coc nha
Bên mua bị mất tiền đặt cọc trong trường hợp giao dịch mua bán đúng quy định.

Tuy nhiên, quy định nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp việc giao kết hợp đồng mua nhà là đúng quy định của pháp luật, không thuộc các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu.

Nếu giao dịch mua bán vô hiệu

Bộ luật Dân sự 2015 quy định một số trường hợp giao dịch dân sự được coi là vô hiệu, trong đó có: Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội; Giao dịch dân sự do giả tạo; do nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; do không tuân thủ quy định về hình thức…

Điều 131 Bộ luật này quy định: “Khi giao dịch dân sự được xác định là vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhanh những gì đã nhận”.

Như vậy, trong trường hợp giao dịch mua bán nhà, đất được xác lập do bên bán “lừa dối” về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc do nhầm lẫn về giá cả, về người đứng tên trên Sổ đỏ... thì có thể được coi là giao dịch vô hiệu. Bên mua được yêu cầu bên mua hoàn trả lại tiền đặt cọc hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để đòi lại tiền đặt cọc.

>>> XEM THÊM:

T.Linh (Theo LuatVietnam)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cho mượn sổ đỏ, bỗng dưng mất nhà: Còn cơ hội 'cứu vớt'?

Việc các cơ quan không thông báo, không cho bạn biết các hoạt động liên quan đến tài sản của gia đình bạn là hoạt động xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của bạn

Kinh nghiệm và thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà

Ở phân khúc cho người nước ngoài thuê nhà, các tổ chức cá nhân nước ngoài thuê nhà là kênh đầu tư kinh doanh cực kỳ hấp dẫn mà bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng yêu thích.

Vẫn có nguy cơ mất trắng nhà, đất sau hơn 20 năm sử dụng

Mảnh đất đã sử dụng hơn 20 năm qua, đồng thời có đăng ký và đóng thuế đất đầy đủ nhưng vẫn có nguy cơ mất trắng.

Mua nhà hay thuê nhà: Phân vân hướng nào có lợi hơn?

Với rất nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, lựa chọn thuê nhà hay vay tiền mua nhà với số lãi tương đương tiền thuê nhà hàng tháng đang là bài toán khiến họ phải đau đầu cân nhắc.

Cẩn trọng kẻo ‘tiền mất tật mang’ vì chưa có kinh nghiệm cho thuê nhà

Hãy tránh ghi giá thuê bằng ngoại tệ, tránh ghi chung chung mục đích thuê và số người đến ở... nếu không chính bạn sẽ bị thiệt hại!

    Mở App