Bí quyết giáo dục trẻ giúp người Đức giành một nửa số giải Nobel thế giới

Trong thế kỷ 20, người Đức dẫn đầu thế giới về số giải Nobel. Trong số 100 năm ấy, con số chính xác mà người Đức đạt được là một nửa số giải Nobel trên tất cả các lĩnh vực. Vậy người Đức có bí quyết gì trong cách ươm những hạt giống mầm non của họ để những con người này trở thành những thế hệ tinh hoa kiệt xuất của nhân loại?

Người Đức được biết đến là những con người đầy cẩn trọng, trong việc nuôi dạy con trẻ điều này càng trở nên khắt khe hơn. Các bà mẹ ở xứ sở bia có hẳn một bộ quy tắc “ngầm” về giáo dục trẻ nhỏ. Những thứ này không được tuyên truyền rầm rộ, cũng không được viết thành văn nhưng bất cứ mà mẹ nào cũng hiểu rõ để có thể chăm sóc và nuôi dạy con mình một cách hoàn hảo nhất.

1. Nền giáo dục từ gia đình

Gia đình được coi là tế bào của xã hội và là cái nôi đầu tiên mỗi con người tiếp nhận sự giáo dục. Và sự giáo dục đầu tiên trẻ em Đức nhận được là từ người mẹ. Trong công cuộc này, mỗi người mẹ phải thực sự là một chiến sỹ vô cùng mạnh mẽ, kiên nhẫn và bao dung mới có thể làm tốt. Người Đức cho rằng giáo dục từ giai đoạn thai kỳ và vai trò của người mẹ là cực kỳ quan trọng. Đó thực sự là những bước đi đầu tiên định hình cho mọi quy tắc giáo dục sau này. Phúc lợi xã hội của Đức cũng rất tốt nên hầu hết các bà mẹ người Đức đều lựa chọn ở nhà chăm con trong những năm đầu mới sinh.

Khả năng tự lập bắt đầu từ bàn ăn​​

tre tu an
Đến khi trẻ 3 tuổi là có thể tự ngồi ăn cơm mà không cần mẹ bón.

Trẻ em ở Đức được rèn luyệ khả năng tự lập ngay ở những năm đầu đơi, khi các bé chỉ mới 2-3 tuổi. Trẻ bắt đầu biết cầm thìa ăn, có thể ngồi vững thì sẽ phải tự mình ngồi ăn cơm mà không có ai bón cho nữa. Và tất nhiên, các bà mẹ cũng đã sẵn sang tâm lý để thu dọn bàn ăn “chiến trường”. Quan trọng hơn nữa, người Đức không có thói quen bón cơm cho trẻ hay ép trẻ phải ăn. Mẹ sẽ chuẩn bị các món ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhưng quyết định ăn và ăn như thế nào thì con phải tự quyết định. Điều này có vẻ sẽ gây ngạc nhiên với các bà mẹ Á Đông vì ở độ tuổi này các mẹ vẫn chăm con “trên từng centimet”, vừa bồng bồng bế bế bón cơm cho con ăn và thậm chí lo lắng khi con không chịu ăn…

Bồi dưỡng ý chí, tính kiên định

Các gia đình người Đức thường quan niệm “không có thất bại, chỉ có tạm thời chưa thành công”, vì vậy trẻ em Đức tuy tuổi còn rất nhỏ cũng đã hiểu điều này. Nếu bạn có bắt gặp một cậu bé người Đức chẳng may bị ngã trong cuộc thi chạy và an ủi kiểu như “Mặc dù con thất bại nhưng biểu hiện của con rất dũng cảm” thì bạn sẽ nhận được câu đính chính “Con không thất bại, chỉ là tạm thời chưa thành công”.

Cổ vũ trẻ đối diện thách thức

tre cho da bong
Người Đức luôn cổ vũ con mình đối diện với thử thách để khám phá năng lực của bản thân

Cha mẹ người Á Đông thường có thói quen giúp con giải quyết mọi khó khan còn cha mẹ người Đức lại thường đứng quan sát, để con tập đối mặt với những thách thức. Họ luôn cổ vũ con đối diện với thử thách để tìm ra năng lực của bản thân. Đôi khi, nhìn thấy con tự mình bò lên sườn dốc, dù ngã nhiều lần, nhưng người mẹ chỉ đứng bên cạnh im lặng nhìn con. Có lẽ, tinh thần cổ vũ trẻ em đối diện với thách thức này đã đào tạo được nhiều người đoạt giải thưởng Nobel dám phá vỡ quy tắc bình thường như vậy.

Dạy trẻ sự công bằng, độc lập

Người Đức cũng có quan niệm: Ai đến trước người đó chơi trước, những bạn nhỏ khác phải học cách chờ đợi và các bé đều cảm thấy thích điều này. Tôn trọng nhân cách độc lập của trẻ, tôn trọng quyền lợi ưu tiên của trẻ là rất quan trọng. Một mặt là bồi dưỡng lòng tự tôn và tự tin tốt đẹp cho con, mặt khác truyền thông điệp cho con rằng: Con cố gắng con có được trước thì là của con,còn không nó sẽ là của người khác. Điều đó giải thích vì sao người Đức và trẻ em Đức luôn không ngừng phấn đấu vì mục tiêu của mình. 

2. Giáo dục từ trường học

Nền giáo dục tôn trọng sự tự do

ton trong tu do
Nền giáo dục Đức rất coi trọng sự phát triển tự do của trẻ

Trường mầm non của Đức thường không phân chia lớp rõ ràng mà phần lớn là chế độ tuổi trộn lẫn. Các bé từ 2-3 tuổi khi vào trường mầm non sẽ tự tìm người bạn mà mình thích, chọn một chủ đề yêu thích để chơi cùng nhau. Chúng có thể được leo trèo, có thể quan sát các côn trùng, có thể chơi đồ hàng, đồ chơi. Nhiều lúc giáo viên sẽ đưa chúng đi tham quan tiệm bánh mì, nhà máy, bệnh viện, cục phòng cháy chữa cháy, cục cảnh sát, viện phúc lợi thậm chí là nhà tang lễ. Mục tiêu và phương pháp dạy học của mỗi trường mầm non đều do giáo viên trường mầm non tự quyết định mà không tuân theo sự quyết định thống nhất của Bộ giáo dục.

Tập trung phát triển kỹ năng sống cơ bản

Kỹ năng và sức sống của trẻ em Đức rất mạnh mẽ, điều này có được từ phương pháp giáo dục của giáo viên. Trong thời gian 3 năm ở trường mầm non các bé có thể sẽ được tiếp xúc, sửa chữa một số đồ dung, thiết bị như máy tính cũ, đồ chơi hỏng, các bé cũng sẽ thiết lập kế hoạch chơi và kế hoạch nghỉ ngơi, làm sao phối quần áo đẹp hơn, tự mình thu dọn đồ dùng, khi gặp khó khăn tự mình tìm cảnh sát, tìm nhân viên chữa cháy… Đến khi lên 6 tuổi và kết thúc học ở trường mầm non, chúng đã là những đứa bé giỏi biết tự chăm sóc mình.

tre rua bat
Kỹ năng sống cho trẻ em, đây cũng chính là chìa khoá cho sự trưởng thành của các bé.

Chơi là nhiệm vụ hàng đầu ở trường mầm non

Trường mầm non của Đức không dạy đọc viết và làm bài tập cho các bé. Vì vậy khi bạn tới trường mầm non ở Đức sẽ không nghe thấy tiếng các em học đánh vần hay đọc sách sang sảng và cũng không không có cảnh trẻ em Đức tan học về nhà phải nhờ mẹ cùng làm bài tập. Người Đức cho rằng, khai phá trí tuệ quá sớm sẽ tổn hại đến sự nhiệt tình học tập của trẻ, thà rằng trễ vài năm cũng không muốn trẻ cả đời chán ngán việc học. Vì vậy cho dù là lớp học năng khiếu, họ cũng đợi cho đến sau khi con 6 tuổi mới bắt đầu học. So với những đứa trẻ phương Đông, rõ ràng trẻ em Đức đã thua ở vạch xuất phát nhưng với xuất phát chậm hơn, bù lại có thể đi được một quãng đường xa hơn. 

Giúp trẻ thích ứng với môi trường mầm non

Trường mầm non của Đức có phương pháp rất hay đối với học sinh mới. Khi trẻ nhập học, họ sẽ yêu cầu các bà mẹ ở cùng với con trong ba, bốn ngày đầu. Trong thời gian đó, các bà mẹ tụ tập trò chuyện còn các bé ở một bên chơi đùa. Cho đến trước giờ tan học của ngày thứ 4, cô giáo sẽ nói với các bé, bắt đầu từ ngày mai, mẹ sẽ không thể luôn ở bên cạnh các bé để các bé chuẩn bị tâm lý. Đến ngày thứ 5, trong lúc đang chơi cùng con, người mẹ sẽ bỏ đi 1 tiếng rồi quay lại, trong ngày thứ 6 mẹ bỏ đi 2 tiếng rồi mới quay lại… Một tuần sau các bé sẽ dần thích ứng cuộc sống trong môi trường không có mẹ bên cạnh. Phương pháp này tạo ra khoảng thời gian để bé làm quen, giảm bớt sự phụ thuộc vào mẹ đồng thời tạo ra cho bé niềm tin rằng mình hoàn hoàn được độc lập trong quyết định của mình.

3. Pháp luật rõ ràng và minh bạch

Cấm học thêm

Nhiệm vụ duy nhất của trẻ em trước khi vào tiểu học đó là sống vui vẻ và khỏe mạnh. Đối với những học sinh tiểu học cũng tuyệt đối không được phép học thêm giờ, cho dù chỉ số thông minh của chúng có vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

tre hoc them
Nhiệm vụ duy nhất của trẻ em trước khi vào tiểu học đó là sống vui vẻ và khỏe mạnh

Bà mẹ Sandra đến từ thành phố lớn thứ 4 của Đức Koeln cho biết: “Năm nay con trai của tôi lên 7 tuổi, tôi đã đề xuất với thầy giáo, liệu có thể dạy thêm cho cháu một vài kiến thức khác hay không. Bởi vì khi cháu lên 5-6 tuổi đã tự học thêm những kiến thức cơ bản. Sau đó thầy

Nghiêm cấm bố mẹ la mắng

Việc yêu thương và bảo vệ trẻ nhỏ đã trở một điều khoản trong pháp luật nước Đức. Trong đó quy định, trẻ nhỏ giúp bố mẹ rửa bát, quét nhà, và mua đồ, đó là thói quen được hình thành từ việc yêu thích hoạt động của trẻ. Ngoài ra, nghiêm cấm bố mẹ “la mắng con cái”. Nếu như trẻ nhỏ cho rằng, bản thân chúng không có được sự tôn trọng từ bố mẹ hay bị đối xử lạnh nhạt, thì chúng có thể kiện bố mẹ ra tòa.

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Siêu dự án miền Trung có chống trọi lại với cơn bão số 10?

Đên 10h30 sáng nay (15/9) cơn bão số 10 hay còn gọi là Doksuri đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta. Đây là cơn bão được đánh giá có cường độ mạnh nhất trong vài năm qua và sức tàn phá lớn. Vậy trước siêu bão Doksuri, các siêu dự án khu vực Bắc Trung Bộ liệu có thể “đứng vững” kiên cố?

Sập bẫy lãi suất vì vay tín chấp mua nhà

Với điều kiện vay thông thoáng, thủ tục vay đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng nên rất nhiều người hiện nay đã lựa chọn phương thức vay tín chấp để mua nhà. Tuy nhiên với tình trạng lãi suất “nhá nhem” mập mờ ít ai có thể lường hết rủi ro đằng sau hình thức này.

Làm thế nào để tính lãi suất khi vay tiền ngân hàng mua nhà?

Với những gói vay vốn từ ngân hàng, ưu đãi từ nhà đầu tư thì việc sở hữu một ngôi nhà đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tình trạng bùng nổ ngân hàng từ ngân hàng nhà nước, ngân hàng liên doanh đến tư nhân khiến người mua nhà bị bao vây bởi ma trận của các hình thức vay, ưu đãi vay cũng khiến người mua nhà đau đầu vì không biết phải vay thế nào, tính lãi suất ra sao?

Mua nhà qua môi giới bất động sản, khi nào nên?

Mua nhà là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, đôi khi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Nhiều người không thể tự xoay xở đã chọn cách thuê môi giới bất động sản để có thể mua nhà một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người vẫn e dè vì lo sợ những rủi ro có thể xảy ra như giá bị đẩy cao, pháp lý không rõ ràng…

Thời điểm “vàng” mua chung cư Hà Nội

Thị trường bất động sản luôn có xu hướng biến động mạnh mẽ qua từng giai đoạn, thay vì không khí ảm đạm của năm 2016 thị trường bất động sản quý I/2017 đã mở ra giai đoạn khởi sắc khi đạt tổng giao dịch 3.600 căn hộ. Vậy đây đã phải là thời điểm tốt để mua nhà hay chưa?

    Mở App