Bản đồ tỷ phú USD Việt Nam bị dịch chuyển bất ngờ

Trong khi trước đây tỷ phú Việt Nam thường được gắn với bất động sản thì nay đã khác. Phạm Nhật Vượng cùng với “vua ô tô”, “vua thép” là một minh chứng cho hướng rẽ khác.

Tạp chí Forbes đã công bố danh sách những tỷ phú USD giàu nhất thế giới năm 2018. Bên cạnh ông Phạm Nhật Vượng (từ 2013) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (từ 2017), Việt Nam đã có thêm 2 đại diện mới là tỷ phú Trần Đình Long (HPG) và tỷ phú Trần Bá Dương (Thaco).

Có phải phải là “bất động sản” mới là tỷ phú USD?

Trước đây, khi nói những doanh nhân giàu có nổi tiếng ít nhiều họ đều liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam thì thường hơn quá nửa trong số đó hoạt động liên quan mật thiết đến lĩnh vực bất động sản.

Kể đến là doanh nhân Phạm Nhật Vượng, có thể xem là một trong nhưng doanh nhân đáng tự hào Việt Nam. Ông Vượng sản xuất mì ăn liền ở Ucraina nhưng khi trở về Việt Nam ông lại đi lên từ bất động sản. Những công trình nổi tiếng đáng kể đến của ông như Vinpearl, Vincom, Royal City, Times City…

ty phu pham nhat vuong
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm giàu đa lĩnh vực

Cũng chính nhờ lĩnh vực này, tên tuổi của ông Vượng đã lọt vào danh sách tỷ phú đô la giàu nhất thế giới cảu Forbes 2013 với lời chú giải ngắn gọn “real estate”  (bất động sản).

Nữ tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Mặc dù hoạt động chính của bà trong lĩnh vực kinh doanh là ở Vietjet Air và HDBank, nhưng bà vẫn được biết đến với vai trò là cổ đông chính Sovico Holdings. Hiện công ty này đang sở hữu nhiều tài sản bất động sản giá trị lớn như: Khách sạn năm sao Furama Resort Đà Nẵng, Dự án khu đô thị cao cấp 65 ha Phú Long, Dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp tại Phú Quốc, Dự án dự án Furama villas quy mô 27ha tại Đà Nẵng…

ba nguyen thi phuong thao
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Ông Trần Bá Dương và ông Trần Đình Long là 2 doanh nhân tiếp theo vừa lọt vào danh sách của Forbes. Hai tỷ phú được ghi nhận là đi lên từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tuy vẫn có lấn sân sang bất động sản với tỷ trọng doanh thu còn khá nhỏ.

tran ba duong va phan dinh long
Ông Trần Bá Dương và ông Phan Đình Long

Bản đồ tỷ phú đã dịch chuyển

Điểm sáng đầu tiền trong góc nhìn này đó chính là sự kiên Forbes đổi góc nhìn về khối tài sản khổng lồ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Trong khi trước đây họ chỉ đánh giá nguồn tài sản của ông Vượng đơn thuần đến từ lĩnh vực BĐS thì giờ đây trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2018 vừa qua họ chính thức ghi nhận tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng với Vingroup của ông làm giàu từ đa lĩnh vực.

Đây chính là sự công nhận đối với thành quả hệ sinh thái Vingroup mà ông Vượng đã và đang nỗ lực xây dựng. Vinhomes, Vinmart, Vinmec, Vinfast, Vinpearl, VinUni thuộc tập đoàn Vingroup đang dần khẳng định vị thế và sự đa dạng hóa trong lĩnh vực mà ông theo đuổi.

>>>Xem thêm: Kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng cả 4 tỷ phú đô la Việt Nam đều là 'đại gia' bất động sản

Cũng là tỷ phú Forbes, ông Trần Bá Dương và ông Trần Đình Long là hai tỷ phú mới đều có xuất phát điểm và đi lên từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Ông Trần Bá Dương được mệnh danh là “vua ô tô” Việt, đang sở hữu tập đoàn ô tô lớn nhất Việt Nam (Trường Hải) với giá cổ phiếu dao động từ 150.000-180.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường OTC.

Trong khi đó, ông Trần Đình Long - người sáng lập và hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát – nhà sản xuất ống thép số 1 Việt Nam. Năm 2017, tập đoàn Hoà Phát có tổng doanh thu đạt 46.800 tỷ đồng, tăng 38% so với 2016 và lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng, vượt 33% so với kế hoạch. HPG cũng đang có triển vọng rất lớn khi dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động.

Sự chuyển dịch ngành nghề theo hướng sản xuất của các tỷ phú Việt Nam cho thấy dấu hiệu hết sức tích cực. Thực tế cho thấy lịch sử phát triển của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,… thoát khỏi nghèo khó và đi lên cường thịnh đều nhờ sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Việt Nam cũng đang dần đi đúng hướng như các nước khu vực.HM

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lý do nào khiến đất giáp ranh Sài Gòn hút như thỏi nam châm?

Thời gian qua cơn sốt đất tại TP HCM đã thổi luồng gió mới vào thị trường các tỉnh lân cận, giáp ranh Sài Gòn. Điều này khiến cho đất nền giáp khu vực Sài Gòn giống như thỏi nam châm hút vốn.

Monarchy- Căn hộ nghỉ dưỡng có thiết kế cảnh quan toàn cảnh sông Hàn đẹp nhất Đà Nẵng

Căn hộ Nghỉ dưỡng Monarchy thuộc trong những khu căn hộ ven sông đáng sống bậc nhất tại Đà Nẵng, với quy hoạch “xanh” và “thông minh”.

Hết thời đi xe sang mua… nhà ở xã hội

Phân khúc nhà ở xã hội vốn dĩ là dành cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, đôi khi tinh thần tốt đẹp này vẫn đi chệch đường ray khi không hiếm trường hợp giới nhà giàu tranh cơ hội mua nhà của người nghèo.

Công nghệ Blockchain đang thay đổi lĩnh vực bất động sản như thế nào?

Việc thâm nhập của Blockchain vào các ngành công nghiệp và các lĩnh vực trên toàn thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian. Và các ngành thương mại truyền thống như bất động sản cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Tỉnh nào giáp ranh Sài Gòn tăng theo giá cơn sốt đất?

Sau cơn sốt đất 2017, giá đất tại các tỉnh ráp gianh Sài Gòn đang đồng loạt leo thang.

    Mở App