Vốn ngoại FDI đầu tư vào thị trường BĐS giảm tới 74%

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6/2019, dù bất động sản (BĐS) vẫn là ngành đứng thứ hai trong việc thu hút vốn FDI song giá trị đã giảm tới 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào bất động sản đạt khoảng 1,47 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp.

Con số này giảm khoảng 74% cùng kỳ năm trước và chỉ cao hơn 3% so với cùng kỳ năm 2017.

Vốn ngoại FDI đầu tư vào thị trường BĐS giảm tới 74%

Đơn vị: tỷ USD

Theo tỷ trọng đầu tư, ngành bất động sản đứng thứ hai trong cơ cấu FDI, chiếm khoảng 7,2%. Dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến chế tạo 14,46 tỷ USD, chiếm 72%.

Tính theo các dự án cấp mới, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với gần 1,79 tỷ USD của 364 dự án. Thứ hai và thứ ba là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Vốn ngoại FDI đầu tư vào thị trường BĐS giảm tới 74%

Đơn vị: tỷ đồng

Đôi điều về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)

FDI là gì?

FDI là viết tắt của từ “Foreign Direct Invesment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.

Lợi ích lâu dài của doanh nghiệp FDI: bất kể doanh nghiệp FDI nào cũng đều có mục tiêu dài hạn, họ mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.

Quyền quản lý doanh nghiệp FDI: là quyền có thể tham gia vào các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp, các quyền này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó như quyền tham gia chiến lược phát triển, chia lợi nhuận, tỷ lệ góp vốn…

Đặc điểm của FDI?

- Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.

- Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

- Tùy theo quy định của từng quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.

- Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.

- Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.

- Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Tham khảo thêm giá bán nhà riêng TP. HCM tại Homedy!

>> XEM THÊM: 

Chiêm ngưỡng các mẫu biệt thự mái thái 3 tầng đẹp ngất ngây giá xây dựng chỉ 1,5 tỷ đồng

Căn nhà hướng Tây nhưng hoàn toàn mát rượi nhờ cách xử lý mặt tiền độc đáo này!

H. Mai (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp sổ đỏ chung cư: Đã đến lúc lập lại trật tự!

Việc cấp sổ đỏ tại các chung cư đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc, trong đó, chủ yếu tại các đô thị lớn. Việc cấp sổ đỏ luôn bị luẩn quẩn trong mối quan hệ tay ba giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người dân mua căn hộ.

Xem xét cấp lại sổ hồng cho người mua chung cư Mường Thanh

Trong buổi giao ban báo chí chiều qua (23/7), Phó chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội Lê Tư Lực thông tin, thành phố đã dừng việc thu hồi sổ hồng và xem xét việc cấp sổ tại các dự án phát triển nhà trong thành phố, bao gồm cả các dự án có sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối năm 2019?

Sau khoảng thời gian bùng nổ, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cho thấy những dấu hiệu chững lại trong nửa đầu năm 2019. Vậy còn nửa cuối năm nay, liệu thị trường này có cơ hội bứt phá?

GS Đặng Hùng Võ: 'Không nhất thiết phải thu hồi, hủy sổ hồng của dân chung cư ông Thản'

Theo GS Đặng Hùng Võ, với thực tế hiện nay, không nhất thiết phải thu hồi "sổ hồng" của người dân "chung cư ông Lê Thanh Thản" mà lúc này cần xử lý mọi sai phạm của chủ đầu tư.

3 lý do nên mua nhà đất tại quận Phú Nhuận

Để có thể lựa chọn được nơi an cư lý tưởng cho cả gia đình không phải là điều đơn giản. Vậy có nên mua nhà quận Phú Nhuận để sinh sống hay không? Cùng Homedy lý giải qua các thông tin sau:

    Mở App