Vì sao diện tích sân bay Tân Sơn Nhất bị thu hẹp chỉ còn khoảng 1/5 so với năm 1975?

Sự phát triển đô thị hóa đã thu hẹp diện tích của Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM) hiện nay chỉ còn 1/4 - 1/5 so với năm 1975. Trong khi đó, tăng trưởng hàng không nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng quá tải toàn diện từ trên trời xuống dưới đất.

Theo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), sân bay Tân Sơn Nhất có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng do nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông - Tây và Nam - Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á - Thái Bình Dương.

Vì sao diện tích sân bay Tân Sơn Nhất bị thu hẹp?

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 2 đường cất - hạ cánh song song, theo mô hình được xây dựng từ năm 1967 và được sử dụng theo chế độ khai thác phụ thuộc vào nhau. Nhưng trong công tác điều hành bay, 2 đường cất - hạ cạnh gần như được coi là 1, vì khoảng cách giữa trục tim 2 đường cất - hạ cánh không đáp ứng tiêu chuẩn khai thác cất hạ cánh độc lập theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

cảng hàng không tân sơn nhất

 

Hai đường cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất với trục tim cách nhau 365m

“Chế độ khai thác hai đường cất hạ cánh phụ thuộc vào nhau, chỉ cho phép duy nhất 1 máy bay được cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong cùng một thời điểm. Do đó, vào những khung giờ cao điểm, đơn vị không lưu phải sắp xếp, điều tiết thứ tự của các chuyến bay cất cánh và hạ cánh, nhằm đảm bảo phân cách an toàn giữa các máy bay trên không cũng như dưới mặt đất" - VATM thông tin.

Theo VATM, diện tích sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay chỉ còn 1/4 - 1/5 so với thời kỳ năm 1975, nguyên nhân là do sự phát triển đô thị hóa. Diện tích có hạn và bị bao quanh bởi các khu vực dân cư đông đúc xung quanh sân bay đã khiến cho Tân Sơn Nhất khó có thể thực hiện các hạng mục cải tạo, mở rộng và nâng cấp lớn về hạ tầng đường cất - hạ cánh để đáp ứng được yêu cầu hoạt động bay ngày càng tăng cao.

Trong khi đó, cấu trúc hệ thống bố trí phần lớn nằm sát nhau theo dạng xương cá về hai bên của đường lăn và các đường lăn chính chủ yếu là đường lăn “độc đạo” nên việc di chuyển, lăn ra/vào của các máy bay từ nhà ga, sân đỗ ra đường cất hạ cánh và ngược lại gặp không ít khó khăn do tính chất bố trí phần lớn các bến đỗ nằm sát nhau theo dạng xương cá về hai bên của đường lăn và các đường lăn chính chủ yếu là đường lăn “độc đạo”.

Ngoài ra, các đường lăn thoát ly cho máy bay hạ cánh được thiết kế trước năm 1975 hiện nay đã không còn phù hợp với các loại máy bay mới thường có kích thước và tải trọng lớn hơn nhiều so với các loại máy bay khai thác trước năm 1975.

>> XEM THÊM: Tham khảo giá căn hộ quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất

“Mổ xẻ” việc chậm, hủy chuyến bay

Hầu hết các sân bay trên thế giới hiện nay có mật độ hoạt động bay cao trên 200.000 chuyến/năm đều được thiết kế theo dạng mô hình nhà ga hành khách ở giữa với các cặp đường cất hạ cánh song song khai thác độc lập nằm về hai phía, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tối ưu hóa năng lực thông qua của sân bay. 

Đồng thời, hệ thống đường lăn, sân đỗ cũng được xây dựng và bố trí một cách linh hoạt, không tạo ra các luồng máy bay di chuyển ngược chiều, xung đột nhau. 

cảng hàng không tân sơn nhất

Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải cả trên trời và dưới đất

VATM khẳng định, việc các máy bay thường xuyên gặp trì hoãn, chậm trễ trong quá trình đẩy lùi, di chuyển và xếp hàng để cất cánh trên mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu là do năng lực bị giới hạn bởi mô hình cấu trúc cơ sở hạ tầng đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ không phù hợp với tình hình mới để đáp ứng được nhu cầu hoạt động bay ngày càng cao.

Theo VATM, để giải quyết vấn đề tắc nghẽn hoạt động bay trên không cũng như dưới mặt đất tại Tân Sơn Nhất, ngoài các giải pháp về không lưu, “phân luồng” máy bay đã và đang thực hiện thì cần nghiên cứu, áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của sân bay này, như: Xây dựng bổ sung các đường lăn song song mới với các đường lăn “độc đạo” chính hiện hữu; Xây dựng bổ sung các đường lăn cao tốc phục vụ thoát ly đường cất hạ cánh; Đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3; Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành…

Năm 2018, sản lượng hành khách thông qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đạt 38,5 triệu hành khách, gấp 1,5 lần và vượt xa so với công suất thiết kế 25 triệu hành khách/năm. Tổng số lượt chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trung bình đạt hơn 700 chuyến bay/ngày. Năng lực thông qua đường cất hạ cánh hiện đang được điều phối 44 chuyến bay/giờ, tức trung bình cứ 1 phút 20 giây lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh.

Đại diện VATM cho biết: “Tình hình tăng trưởng hoạt động bay nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng quá tải từ trên trời cho đến đường cất hạ cánh, đường lăn, nhà ga và sân đỗ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại một số thời điểm, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý điều hành bay của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu".

Bạn có thể tham khảo giá căn hộ chung cư TP HCM đang giao dịch mua bán tại Homedy!

>>> XEM THÊM:

Top những sai lầm về phong thủy "không đáng có" khi chọn mua chung cư

Cách xem số nhà để chọn nhà đúng phong thủy, hợp mệnh giúp đời "lên voi"

Tuổi nào làm nhà, mua nhà năm 2019 sẽ rước đầy tài lộc?

H. Mai (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đất hiếm là gì? Công dụng đất hiếm, đất hiếm có thực sự hiếm?

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít gồm 17 loại vật chất trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Các loại vật chất, kim loại trong đất hiếm có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Chúng bao gồm các chất như lanthanum, gadolinium, cerium và promethium, có vai trò thiết yếu trong sản xuất thuốc điều trị ung thư, điện thoại thông minh và các công nghệ năng lượng tái tạo.

Điểm danh 15 tòa nhà cao nhất thế giới, Landmark Việt Nam có nằm top?

Không chỉ sở hữu chiều cao đứng top thế giới, những tòa nhà này còn có thiết kế độc đáo, tinh xảo, thể hiện đẳng cấp sang trọng. Cùng Homedy điểm danh 15 tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay và khám phá liệu tòa nhà cao nhất Việt Nam - Landmark có nằm trong danh sách không nhé!

"Chóng mặt" với giá thuê văn phòng tại HN và TP. HCM

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, nhu cầu thị trường về chỗ ngồi văn phòng tăng đột biến khiến giá thuê ở phân khúc này tăng chóng mặt.

TP. Hà Nội lập ban chỉ đạo thực hiện đề án Hoài Đức lên quận năm 2020

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020. Trong đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung là Trưởng Ban chỉ đạo.

Giá BĐS khu vực Mỹ Đình rục rịch tăng nhờ đường đua F1

Thị trường BĐS dọc tuyến đường đua công thức 1 - Grand Prix Hà Nội (F1) tại đường Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang rục rịch tăng giá.

    Mở App