Yêu cầu đã được gửi thành công!
Cảm ơn bạn đã sử dụng Homedy.com, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất.
Được xây dựng trên một diện tích rộng 10.000 m2 với hơn 50 tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, triển lãm nghệ thuật kỹ thuật số Mori của đội ngũ Teamlab mới đây tại Nhật Bản, đã thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng.
Xuyên suốt triển làm là những không gian 3 chiều xoay quanh chủ đề "không biên giới", loại bỏ ranh giới giữa nghệ thuật và khách tham quan.
Các “nhà công nghệ siêu hạng” của Nhật Bản đã đặt tên cho cuộc triển lãm là “Teamlab borderless” để thể hiện chất phóng khoáng trong thiết kế cũng như sự do trong cách người thưởng thức kết nối với các tác phẩm nghệ thuật.
Du khách dường như trở thành một phần của các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, bởi cảm ứng tự động biến đổi theo mỗi hành động của người tham quan. Nói cách khác, hoạt động của con người sẽ xác định chuyển động của tác phẩm nghệ thuật.
“Khi chúng ta đắm mình và hòa mình vào thế giới nghệ thuật này, chúng ta sẽ khám phá ra thêm sự kết nối giữa người với người, cũng như mối quan hệ mới vượt qua ranh giới giữa con người và thế giới”, nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Nghệ thuật kỹ thuật số đã giải phóng những hạn chế trong việc sử dụng chất liệu. Những ý tưởng và cảm xúc được kết hợp thành tác phẩm nghệ thuật vốn chỉ thông qua một phương tiện vật lý giờ đây đã có thể truyền tải trực tiếp đến người thưởng thức bằng những trải nghiệm thực tế.
Khác với các tác phẩm thông thường, ở triễn lãm này mọi người có thể di chuyển tự do, hình thành sự kết nối với người xung quanh, từ đó nhìn nhận thế giới thông qua chính những cảm xúc tự nhiên nhất.
Đội ngũ teamlab mong muốn đào sâu, khám phá mối quan hệ mới giữa con người và thiên nhiên thông qua nghệ thuật. Công nghệ kỹ thuật số đã cho phép chúng ta giải phóng nghệ thuật từ ranh giới rào cản vật chất. Đây là mục tiêu thống nhất của Teamlab trong suốt quá trình sáng tạo.
Công nghệ kỹ thuật số biểu đạt nghệ thuật một cách mới mẻ nhất, cho phép nhiều hình thức thể hiện tự do, phóng khoáng trong sáng tạo. Tại triển lãm này, sự sáng tạo ấy được thể hiện ở không gian nơi người xem và tác phẩm nghệ thuật như được hòa vào làm một.
Việc thiết kế vị trí cho người xem tương tác với tác phẩm khiến các tác phẩm nghệ thuật không ngừng thay đổi, chuyển động theo sự hiện diện và hành vi của người xem. Đây chính là dụng ý xóa nhòa biên giới giữa con người và nghệ thuật.
Người xem sẽ thực sự trở thành một phần của tác phẩm nghệ thuật. Ít nhất, so với các triển lãm nghệ thuật truyền thống, người xem sẽ chú ý nhiều hơn về những người xung quanh. Điều đó thể hiện, nghệ thuật bây giờ còn có khả năng kết nối và nâng cao mối quan hệ giữa người với người.
Con người và nghệ thuật không hoàn toàn kiểm soát được lẫn nhau nhưng có thể sống chung với nhau. Teamlab chọn lựa những tác phẩm về vũ trụ pha lê, ẩn dụ cho việc mở rộng không gian thông qua nghệ thuật số, chúng ta có thể gián tiếp ảnh hưởng đến cách mọi sự vật liên kết với nhau.
Với nghệ thuật thị giác truyền thống, từ tầm nhìn của người xem, sự hiện diện của vị khách khác là một sự cản trở, nhưng trong các cuộc triển lãm kĩ thuật số của Teamlab, sự hiện diện của những người khác lại được cảm nhận như một điều tích cực.
Đội ngũ đã sử dụng những phần mềm và mô hình 3D cũng như công nghệ cảm biến tiên tiến nhất. Công nghệ là cốt lõi nhưng không phải là phần quan trọng nhất - nó vẫn chỉ là một vật liệu hay công cụ truyền tải cho các tác phẩm nghệ thuật.
Các tác phẩm nghệ thuật này được tạo ra bởi một nhóm các chuyên gia thông qua quá trình sáng tạo và đào sâu tìm tòi liên tục. Mặc dù các chủ đề lớn luôn luôn được xác định ngay từ đầu, nhưng mục tiêu của mỗi dự án lại có xu hướng vẫn chưa rõ ràng, vì vậy những gì các thành viên làm là cùng nhau suy nghĩ và tạo ra những sáng kiến mới trong quá trình thực hiện.
Đội ngũ thiết kế kỳ vọng khách tham quan sẽ hiểu được cách công nghệ kỹ thuật số có thể mở rộng quan niệm về nghệ thuật, mang nghệ thuật vượt ra khỏi những ràng buộc giáo điều lỗi thời. Thêm nữa, khách tham quan sẽ hiểu thêm về tầm quan trọng giữa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng như mối quan hệ của họ với thế giới.
Một đặc tính của nghệ thuật tương tác là sự tồn tại và hành vi của người xem có thể ảnh hưởng đến nghệ thuật, do đó làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật và người xem. Nói cách khác, tác phẩm nghệ thuật được tạo thành từ cả nghệ thuật và người xem.
Ở các mô hình triển lãm nghệ thuật truyền thống, sự tồn tại của người xem khác bị coi như là một mối phiền toái. Nếu bạn đang ở một cuộc triển lãm mà không có người xem nào khác, bạn sẽ nghĩ mình là người cực kỳ may mắn. Nhưng cuộc triển lãm lần này lại được xây dựng với mục đích khuyến khích mọi người nghĩ đến sự hiện diện của những người xem khác như một yếu tố tích cực.
K.Phương
(Nguồn: Designboom)
>>> XEM THÊM:
Gạch bông – Sự trở lại ‘lợi hại’ của viên gạch thời bao cấp
Đã xưa rồi thời của nội thất xa hoa cầu kỳ, thời đại của thiết kế tối giản – Minimalism đã lên ngôi
Khám phá không gian xanh đẹp hơn cả resort ngay giữa lòng Hà Nội
Theo Homedy Blog Nhà hạnh phúc