Sổ đỏ, sổ hồng "giả y như thật", người mua cần tỉnh táo vào dịp cuối năm

Thị trường bất động sản cuối năm đang nhận được sự quan tâm rất lớn. Lợi dụng điều này, nhiều dịch vụ làm sổ đỏ, sổ hồng "y như thật" lại nóng lên khiến khách hàng có nguy cơ dính lừa đảo rất lớn.

Trước đây, Homedy đã từng đề cập về cách nhận biết sổ đỏ giả. Tình trạng này từng rất nóng và không ít cá nhân/tổ chức đã bị bắt và buộc tội làm giả con dấu của cơn quan nhà nước. Mặc dù được kiểm soát nghiêm ngặt nhưng tình trạng này vẫn không hề thuyên giảm, đặc biệt càng tinh vi và tăng vào cuối năm. Bởi có lẽ, chỉ cần "trót lọt" một vụ cũng có thể giúp những người này thu về hàng triệu thậm chí hàng chục triệu đồng.

Bạn chỉ cần lên Google, gõ cụm từ "làm sổ đỏ giả", ngay lập tức có hàng chục đơn vị chạy quảng cáo, hiên ngang quảng bá về việc làm sổ đỏ/sổ hồng "giả y như thật". Họ còn cam kết sổ đỏ, số hồng này có thể mang đi mua bán, giao dịch thậm chí cầm cố, vay ngân hàng thoải mái. Chính vì yếu tố "giả y như thật" khiến không ít người mua/nhà đầu tư dính phải nỗi lo: Làm thế nào để nhận biết giấy tờ nhà đất giả

Cam kết chất lượng "hàng giả"

Thời gian qua, trên cả nước đã ghi nhận nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng sổ đỏ, sổ hồng và các giấy tờ liên quan để lừa bán bất động sản. Đáng chú ý, nhiều khi các cơ quan nhà nước phát hiện khi được đơn tố cáo của người dân thì những đối tượng này đã thực hiện nhiều "phi vụ" trót lọt. 

so-do-gia-1
Dịch vụ "làm sổ đỏ giả" ngày càng nổi trên thị trường

Đơn cử như ngày 22/12/2020, công an huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đã hoàn tất hồ sơ truy tố Phạm Văn Tùng (SN 1987; ngụ xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo đơn vị điều tra, Tùng đã lên mạng mua sổ đỏ giả đứng tên mình và vợ, sau đó lừa bán mảnh đất của người khác với giá 600 triệu đồng.

Trước đó, cơ quan CSĐT Công an huyện Phú Quốc (Kiên Giang) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Thị Oanh (38 tuổi, ngụ KP5, TT Dương Đông, H.Phú Quốc) vào tháng 5/2020 về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "làm giả con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Theo đó, đối tượng Oanh Đã làm giả 12 giấy tờ trong 6 tháng để chiếm đoạt trên 2,8 tỷ đồng.

Đây chỉ là 2 trong hàng chục trường hợp lừa đảo về sổ đỏ, sổ hồng và giấy tờ nhà đất giả được ghi nhận trên các phương tiện truyền thông. Như vậy, có rất nhiều đối tượng vẫn đang mong muốn "ngồi không thu tiền". Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, khi thị trường bất động sản ngày càng nóng thì tình trạng này càng tăng cao. 

Tự cứu mình bằng cách "tỉnh táo"

Đã là "hàng giả, hàng fake" thì dù có tinh vi đến mấy vẫn sẽ có phương pháp để xác minh. Điều quan trọng là người mua bán, khách hàng cần tỉnh táo, bình tĩnh, không vội vàng để phân biệt được giấy tờ giả của các đối tượng xấu.

Theo các chuyên gia bất động sản, nếu các cá nhân/tổ chức/nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm về sổ đỏ thật hay giả thì cần đến cơ quan - nơi cấp giấy chứng nhận để xác định thông tin (theo điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014).

so-do-gia-1
Người mua bán nhà đất cần đến cơ quan nhà nước xác minh thông tin

Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...

Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì có 02 trường hợp. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Dựa theo thông tin nơi cấp được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người mua có thể tìm đến và làm thủ tục xác minh sổ đỏ theo hướng dẫn tại Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng TN&MT.

Như vậy, nhiều "kẻ lừa đảo" sẽ lợi dụng nhà đầu tư khi "tâng bốc" bất động sản, việc của bạn là cần tỉnh táo để không "vào tròng". Đừng quên đọc thêm các bài viết tư vấn kinh nghiệm bất động sản để tránh những sai lầm không đáng có khi giao dịch mua bán nhà đất.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh nghiệm bán nhà đất không qua môi giới, khách "tranh nhau" hỏi giá

Bán nhà đất thông qua các sàn giao dịch hoặc môi giới bất động sản, bạn phải trích phần trăm hoa hồng ngôi nhà, miếng đất cho họ. Còn tự bán nhà đất chính chủ thì bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tự bán nhà khi chưa từng có kinh nghiệm.

10+ Ý tưởng kinh doanh bất động sản vốn ít, rủi ro thấp

Muốn thành công trong lĩnh vực bất động sản, bạn cần có những ý tưởng phù hợp thị trường để tăng khả năng sinh lời. Nếu bạn chưa từng tham gia hoặc chưa đạt được thành công nhất định ở lĩnh vực này, hãy thử tìm hiểu 10+ ý tưởng kinh doanh bất động sản vốn ít, cơ hội sinh lời cao sau.

Có đòi được nợ của công ty bất động sản tuyên bố phá sản không?

Thời gian qua, nhiều công ty bất động sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, bắt buộc phá sản. Trong trường hợp này, khách hàng/chủ nợ của những công ty này có mất trắng tài sản không? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Bản đồ quy hoạch Củ Chi cập nhật mới nhất

Đất nền Củ Chi đang trở thành điểm nóng đầu tư vùng ven TP.HCM. Nơi đây được nhiều nhà đầu tư, cá nhân quan tâm kéo theo rất nhiều tin đăng rao bán dự án ảo. Không ít người mua gặp tình trạng mua đất nền thuộc diện quy hoạch, không cho phép xây dựng. Vì vậy, việc quan tâm bản đồ quy hoạch Củ Chi mới nhất là hết sức cần thiết!

4 loại bản vẽ cần quan tâm khi xây nhà mới nhất

Không phải ai cũng biết các loại bản vẽ cần quan tâm khi xây nhà. Nếu bạn đang có ý định làm nhà, hãy quan tâm đến một số loại bản vẽ giúp bạn tự kiểm tra chất lượng ngôi nhà đang xây dựng sau.

    Mở App