Mua lại nhà cũ và 7 lưu ý phải “khắc cốt ghi tâm”

Để tiết kiệm ngân sách nhiều gia đình chấp nhận mua lại nhà cũ. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm và không tìm hiểu kỹ càng, không ít người đã phải hối hận sau khi xuống tiền mua nhà.

Để bạn tránh khỏi những rủi ro không đáng có và tìm mua được một ngôi nhà ưng ý, Homedy xin được chia sẻ 7 lưu ý mà người mua nhà cần “khắc cốt ghi tâm” khi mua lại nhà cũ.

Tìm hiểu lịch sử mua bán nhà

Tìm hiểu về lịch sử mua bán nhà trước khi mua nhà cũ. Ảnh minh họa

Tìm hiểu về lịch sử mua bán nhà trước khi mua nhà cũ. Ảnh minh họa

Khi mua một ngôi nhà cũ để ở, chắc chắn bạn phải quan tâm đến tính pháp lý của nó. Dù là mua bán nhà thông qua các đơn vị chuyên nghiệp hay tự mua, bạn cần nắm rõ lịch sử ngôi nhà.

Do vậy, trước khi quyết định xuống tiền, bạn cần tìm hiểu xem ngôi nhà có đang được thế chấp ở ngân hàng, chủ sở hữu hiện tại có trong tình trạng nợ hay tranh chấp ngôi nhà không, giấy tờ ngôi nhà đã được xử lý rõ ràng chưa, có đang trong diện quy hoạch nào hay sai phạm diện tích gì không…

Vị trí ngôi nhà

Dù nhà mới hay cũ, chưa cần bàn qua vấn đề giá cả hay kiến trúc thì vị trí địa lý của ngôi nhà là yếu tố hàng đầu mà ai mua nhà cũng phải quan tâm. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ qua yếu tố này hay xem nhẹ nó, sau đó dẫn đến những trở ngại trong sinh hoạt thường ngày của cả gia đình.

Do vậy, khi mua nhà, bạn cần cân nhắc xem ngôi nhà này có gần nơi làm việc, gần trường học của con, gần bệnh viện, chợ, siêu thị... hay không, bởi cuộc sống của gia đình bạn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí ngôi nhà.

Tìm hiểu môi trường dân cư xung quanh

Người Việt chúng ta thường quan niệm “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Do đó, việc tìm hiểu dân cư xung quanh nơi bạn sẽ mua là một việc hết sức quan trọng.

“bà con xa không bằng láng giềng gần”

Dân cư xung quanh được ví như "bà con xa không bằng láng giềng gần". Ảnh minh họa

Dù là định cư lâu dài, hay chỉ là mua lại kinh doanh thì khu dân cư nơi đó cũng là một điểm sáng để bạn đề cập với người khác. Một nơi ở dân cư hiền hòa, dân trí cao, đoàn kết sẽ mang lại sự an tâm trong cuộc sống hơn một khu vực tụ tập tệ nạn xã hội.

Kiểm tra chất lượng xây dựng

Giống như con người có tiền sử bệnh, công trình xây dựng cũng như vậy. Bạn nên tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh lý ngôi nhà mà mình sắp mua.

Trên thực tế, những ngôi nhà cũ có thể đã được trang hoàng lại để che đi những khiếm khuyết. Theo đó, 3 bệnh lý thường gặp ở nhà cũ mua lại là thấm dột, hệ thống điện nước và nứt nẻ. Vì vậy, bạn cần sự cẩn trọng trong việc quan sát và hiểu biết nhất định về kết cấu xây dựng. Nếu cảm thấy không chắc chắn, hãy nhờ những người có chuyên môn kiểm tra giùm.

Quan sát thế đất của ngôi nhà

Nhiều người quan tâm đến việc đất có đẹp, bằng phẳng, nở hậu, có đồi núi cản trở, có nằm trong khu vực nhiều khí thải hay có nhà máy gây chấn động hay không. Thế nhưng, việc này ít ảnh hưởng đối với nhà phố hay căn hộ chung cư.

Bạn vẫn nên xem xét về yếu tố này khi có ý định mua lại nhà ở các khu vực dân cư mới phát triển hoặc có ý định xây mới hoàn toàn khu vực đất đó.

Xem xét nội thất và kiến trúc nhà

Công năng sử dụng phù hợp là 1 trong 4 yếu tố chính của xây dựng. Vì thế, bạn nên xem xét kiến trúc ngôi nhà có phù hợp với gia đình mình không hay nội thất cần sửa chữa, thay thế những gì.

xem xét kiến trúc ngôi nhà có phù hợp với gia đình mình không

Xem xét kiến trúc ngôi nhà có phù hợp với gia đình mình không - Ảnh minh họa

Nhiều bạn muốn ngôi nhà mình mua có kiến trúc thật phù hợp với phong thủy, tuy nhiên việc đó hoàn toàn có thể điều chỉnh. Quan trọng là bạn cần xem xét tính hợp lý để có thể đưa ra thỏa thuận phù hợp với người bán.

>>> XEM THÊM: Đúc kết kinh nghiệm cho người mua nhà lần đầu

Thẩm định 2 - 3 lần

Có thể bạn nghĩ việc này không cần thiết, thế nhưng đây là kinh nghiệm khá hay của nhiều người. Bạn có thể nhờ một đơn vị thẩm tra khác hoặc nhờ một người quen có chuyên môn thẩm định lại 6 điểm trên.

Việc này có thể tốn kém hơn, nhưng mang lại hiểu quả tích cực. Dù có giỏi tới đâu thì con người vẫn khó tránh khỏi sai sót, nhất là trong việc tìm hiểu cả một công trình. Thẩm định lần 2 là không thừa trong những quyết định lớn như việc mua nhà.

Vừa rồi là 7 lưu ý mà người mua nhà cần “khắc cốt ghi tâm” khi mua lại nhà cũ từ Homedy. Hy vọng rằng với những chia sẻ nhỏ nhoi này, bạn sẽ tìm được cho mình một ngôi nhà cũ mua lại giá tốt, chất lượng và thật sự ưng ý!

H. Mai (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bí kíp trang trí khu vực hành lang bắt mắt, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu

Nhiều người thường chăm chút khu vực phòng khách vì nghĩ đó là nơi đầu tiên các vị khách bước chân đến. Thực tế, hành lang cũng là khu vực gây điểm nhấn đầu tiên mọi người chú ý trong căn nhà của bạn. Một hành lang đẹp, thiết kế và bố trí ngăn nắp ấn tượng chắc chắn sẽ để lại dấu ấn khó phai cho những người đến thăm gia đình.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng và các câu hỏi liên quan đến 2 loại sổ này

Hiện nay, trong các giao dịch bất động sản hay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe đến sổ đỏ và sổ hồng. Tuy nhiên còn nhiều người chưa hiểu rõ hay còn nhầm lẫn 2 khái niệm này. Vậy, sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào? Loại sổ nào có giá trị hơn? Cùng Homedy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

5 bí mật về những ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp

Người xưa từng có câu “nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”, một không gian nhà sạch sẽ và ngăn nắp sẽ mang đến một cuộc sống an lành và tràn đầy năng lượng. Vì vậy, đừng bỏ qua 5 bí mật về những ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp dưới đây từ Homedy để cải thiện không gian sống của bạn mỗi ngày nhé!

Mua nhà xây sẵn: giá rẻ nhưng rủi ro cũng không ít

Để tiết kiệm chi phí nhiều gia đình lựa chọn mua nhà xây sẵn được rao bán với vẻ ngoài khang trang, mức giá rẻ. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như mong đợi, việc mua nhà xây sẵn với mức giá rẻ đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với một số rủi ro sau:

Mỗi năm nên chi bao nhiêu tiền cho nhà ở là hợp lý?

Thuê nhà hay mua nhà đều là những khoản chi lớn nhất trong các hạng mục chi tiêu của mỗi người. Có được mức giới hạn chi trả cho nhà ở mỗi năm sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn.

    Mở App