Hà Nội: Gấp rút hoàn thiện cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ

Theo đó, tổ chuyên gia về cải tạo chung cư cũ được thành lập tại quyết định 7020 ngày 9/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội bao gồm các nhà quản lý hành chính nhà nước sẽ nghiên cứu, hoàn thiện Đề án về cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Để doanh nghiệp vào cuộc

Trong danh sách các doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ lần này gồm có CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) với Khu tập thể Thành Công; CTCP Tập đoàn T&T, CTCP Tập đoàn Hòa Phát. Ngoài ra còn có nhiều tên tuổi lớn khác như Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, UDIC, CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Vinaconex…

Các doanh nghiệp tham gia vào những dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn được đánh giá chủ yếu nhìn vào những vị trí "đất vàng" của những khu chung cư cũ. Tuy nhiên để tìm kiếm được lợi nhuận từ những vị trí vàng này là không hề dễ dàng bởi các chủ đầu tư cũng đang "đau đầu" giải bài toán với nhiều mệnh đề liên quan đến tạm cư, tái định cư, quy hoạch nội đô.

Hiện những vấn đề được các doanh nghiệp băn khoăn và mong muốn được tháo gỡ khi tham gia vào các dự án cải tạo chung cư cũ chủ yếu liên quan đến các nội dung Nghị định 101/NĐ-CP và Thông tư 21/2016/TT-BXD.

Liên quan đến công tác kiểm định, xây dựng kế hoạch cải tạo chung cư cũ, theo đại diện CTCP tập đoàn Mặt trời (SUN Group) cần có chính sách nhằm nâng cao hiệu suất của công tác này.

Cụ thể, cần đưa vào kế hoạch những tiêu chí bao quát hơn nhằm đảm bảo tính đồng bộ như chỉ cần ít nhất một công trình nguy hiểm cấp độ C, D hoặc hết niên hạn sử dụng. Bên cạnh đó cũng có thể mở rộng đối tượng cần cải tạo cho các chung cư có thể có nguy cơ sụp đổ hoặc khi chủ sở hữu thống nhất với chủ đầu tư về việc xây dựng lại nhằm tạo tính đồng bộ cho dự án.

chung-cu-cu
Cải tạo chung cư cũ nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội

Về nội dung lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, theo ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và xât dựng Xuân Mai, nếu xét theo Nghị định 101/NĐ-CP thì mỗi tòa nhà chung cư cũ trong một khu có thể lựa chọn một chủ đầu tư khác nhau dẫn đến khó khăn khi cải tạo lại tổng thể toàn khu. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của một dự án cải tạo khu chung cư cũ thì xem xét đến việc chọn thống nhất nhà đầu tư có năng lực và có thể ưu tiên cho đơn vị được giao lập quy hoạch trước đó.

Là DN tham gia cải tạo một số chung cư cũ tại Hà Nội, ông Sơn thừa nhận phương án đền bù ngày càng leo thang. Điển hình như dự án "Cải tạo, xây dựng lại khu tập thể ba tầng tại Hà Đông, Hà Nội" mà DN ông đang triển khai cần một nguồn vốn đầu tư lên đến 2.500 tỷ đồng.

"Tuy nhiên, qua nhiều lần làm việc với các chủ sở hữu, phương án đền bù ngày càng có dấu hiệu leo thang và diễn biến phức tạp. Ngoài việc các hộ cơi nới diện tích khác với giấy tờ gốc, các yêu cầu về hệ số đền bù gần như không có điểm dừng khiến việc thỏa thuận gặp rất nhiều khó khăn", ông Sơn cho biết.

Sẽ có nhiều chuyển biến

Đại diện CTCP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng cho rằng Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ quỹ đất hoặc quỹ nhà tạm cư phục vụ người dân trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Hà Nội cần cũng cần là đơn vị quyết định chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tránh việc để chủ đầu tư trực tiếp "đánh đu" với người dân.

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), người trực tiếp trong tổ chuyên gia cho rằng, những khó khăn của DN sẽ được giải quyết ngay trong thời gian tới. "Bài toán cải tạo chung cư cũ sau hơn 20 năm khởi động với những kết quả tương đối hạn chế sẽ có chuyển biến nhanh và mạnh hơn cùng với sự quyết tâm của phía UBND thành phố Hà Nội", ông Khởi khẳng định.

Để quyết liệt hơn nữa, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cải tạo lại khu chung cư cũ thì Nhà nước cũng sẵn sàng giao đất mà không cần qua đấu thầu. Để tránh thất thoát cho Nhà nước, thành phố phải lập quy hoạch cho khu đất mới sẽ giao cho doanh nghiệp, tại đó đã biết rõ xây được bao nhiêu căn nhà, mật độ xây dựng, chỉ tiêu sử dụng đất, định rõ giá đất tại đó cũng có nghĩa là kiểm soát được lợi nhuận của nhà đầu tư. Nhà đầu tư không thể muốn khai bao nhiêu thì khai như vừa qua.

Với những khu chung cư cũ không bị vướng quy hoạch có thể cấp phép bình thường. "Điều tôi muốn nhấn mạnh là không thể tiếp tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ như thời gian vừa qua vì làm như vậy được cái này lại hỏng cái kia. Theo phương án này, Nhà nước đảm bảo an toàn tính mạng và cuộc sống của người dân. Xây dựng được các khu đô thị đúng quy hoạch, đồng bộ. Đây cũng là cách tư duy theo thị trường", ông Chiến khẳng định.

>> Xem thêm:

Tổng hợp 10 mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ giá chỉ 300 triệu đẹp ngất ngây

Cách tính chi phí xây dựng nhà phố 3 tầng chính xác 90%

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quy hoạch 4 huyện TPHCM lên quận được tính toán lại

TP.HCM hiện đang phải tính toán lại hướng quy hoạch 4 huyện ngoại thành lên quận (Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi) do diện tích đất nông nghiệp tại các địa phương này ngày càng giảm.

Bất động sản Mỹ Đình thiết lập mặt bằng giá mới

Lợi thế hạ tầng vượt trội kết hợp xu hướng đô thị hoá mạnh mẽ về hướng Tây, thêm vào đó là việc xây dựng trường đua xe F1, tất cả đã tạo ra cú huých lớn cho giá trị bất động sản khu vực Mỹ Đình.

Hà Nội: UBND thành phố đề xuất tăng 15% giá đất giai đoạn 2020 - 2024

UBND thành phố Hà Nội chính thức đề xuất tăng 15% giá đất cho giai đoạn 2020 – 2024 so với giai đoạn 2014 - 2019, thay vì mức 30% như tính toán trước đó.

'Chóng mặt' với giá nhà đất tại TP. HCM

Giá đất tại TP. HCM đang là một trong những chủ để đang được bàn luận sôi nổi nhất trong thời gian gần đây. Với sự tăng giá chóng mặt theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, các sản phẩm nhà đất vừa túi tiền trước đây đang trở nên xa tầm tay với của người lao động.

Giá nhà mặt phố Hoàn Kiếm tăng giá, giữ mức hơn nửa tỷ đồng/m2

Giá rao bán nhà mặt phố ở Hà Nội cao hơn gần 20 triệu đồng/m2 so với khu vực TP.HCM. Nhưng giá nhà riêng tại TP.HCM lại cao hơn Hà Nội khoảng 10 triệu đồng/m2.

    Mở App