Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ trong trường hợp nào?

Có nhiều trường hợp người dân được cấp sổ đỏ dù thửa đất không đủ diện tích tối thiểu. Đó là những trường hợp nào, cần đáp ứng yêu cầu gì? Cùng Homedy tìm kiểu chi tiết qua bài viết!

1. Diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ là bao nhiêu?

Diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ là quy định về luật bất động sản của từng địa phương khác nhau, căn cứ theo quyết định của UBND cấp tỉnh.

Ví dụ, tại Hà Nội, diện tích tối thiểu để tách sổ đỏ đối với từng khu vực:

a) Các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên: 120 m2;
b) Các quận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm: 180 m2;
c) Thị xã Sơn Tây: các phường 180 m2; các xã 300 m2;
d) Các xã giáp ranh các quận và các thị trấn: 200 m2;
đ) Các xã vùng đồng bằng: 300 m2;
e) Các xã vùng trung du: 400 m2
f) Các xã vùng miền núi: 500 m2.

dien-tich-dat
Diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ căn cứ theo quy định từng địa phương

Tại TPHCM, diện tích tối thiểu cấp sổ đỏ theo khu vực:

- Khu vực gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú: Diện tích tối thiểu 36 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3 m.

- Khu vực gồm các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện: Diện tích tối thiểu 50 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4 m.

- Khu vực còn lại gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn): Diện tích tối thiểu 80 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5 m.

2. Trường hợp nào thửa đất nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu vẫn được cấp sổ đỏ

Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi gọn là sổ đỏ) nếu thỏa các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, có đủ điều kiện cấp sổ đỏ.

so-do
Thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ nếu đủ các điều kiện quy định

3. Những trường hợp nào đủ điều kiện cấp sổ đỏ

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 99, Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 thì đủ điều kiện cấp sổ đỏ bao gồm:

Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất:

- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.

- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.

- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

giay-to
Người dân cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đúng theo quy định để được cấp sổ đỏ

Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu tại trường hợp 1 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp sổ đỏ; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 4: Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại trường hợp 1, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại trường hợp 1 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp sổ đỏ.

3. Trường hợp nào thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được cấp sổ đỏ?

Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp sổ đỏ cho thửa đất mới.

dien-tich-tach-thua
Chỉ được tách thửa có diện tích nhỏ hơn quy định khi thửa đất đó liền kề thửa đất khác
để tạo thành thửa đất có diện tích lớn hơn diện tích tối thiểu

Như vậy, người dân chỉ được tách thửa diện tích nhỏ hơn quy định khi có thửa đất liền kề có diện tích đủ để gộp thửa. Hy vọng những thông tin về quy định bất động sản do Homedy tổng hợp trên hữu ích với bạn!

>>> XEM THÊM:

Cách xem sơ đồ thửa đất 2020, cách đọc thông số trên sổ hồng, sổ đỏ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Pháp lý liên quan

N.Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mua nhà dưới 1 tỷ trong ngõ hẻm và những lưu ý tuyệt đối không nên bỏ qua

Giữa thời buổi đất chật người đông, ai cũng muốn có cơ hội được sở hữu cho mình một căn hộ hay một ngôi nhà sang trọng và rộng rãi. Thế nhưng, “tiền nào thì của nấy”, nhà đẹp thường giá cao nên với số tiền dưới 1 tỷ đồng nhiều người lựa chọn giải pháp mua nhà trong ngõ hẻm.

Tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai năm 2020 có phức tạp không? Xin mời tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây của Homedy.

Cách mua nhà 2 tỷ tại TPHCM khi trong tay chỉ có 500 triệu đồng

Làm cách nào để mua nhà 2 tỷ khi trong tay chỉ có 500 triệu đồng? Phương án tối ưu nhất chính là vay ngân hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính vay bao nhiêu và trong bao lâu là hợp lý. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua phân tích của chuyên gia!

Nhà trọ Homestay là gì? 5 lý do nên chọn nhà trọ mô hình homestay

Nhà trọ homestay là mô hình "lai" giữa nhà riêng và ký túc xá nhằm tạo ra môi trường sống đủ tiện ích cho sinh viên, người đi làm với chi phí thấp.

Xây nhà trên đất nông nghiệp có sai pháp luật không? Bị xử lý thế nào?

Có phải thửa đất nào cũng được quyền xây dựng nhà ở không? Liệu xây nhà trên đất nông nghiệp có sai về pháp lý không và cách xử lý thế nào? Tất cả sẽ được Homedy giải đáp chi tiết qua bài viết!

    Mở App