Chính thức khởi công xây dựng giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành

Sáng 5/1, dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1 đã chính thức được khởi công.

Sự kiện khởi công xây dựng giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành này thu hút đông đảo sự quan tâm của cả nước, là cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - hạ tầng giao thông của tỉnh Đồng Nai, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và nâng tầm vị thế địa phương. Những nhà đầu tư bất động sản Đồng Nai cũng đặc biệt quan tâm đến sự kiện này.

Siêu dự án sân bay Long Thành khởi công

Sáng ngày 5/1/2021, các lãnh đạo cấp cao của chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chính thức nhấn nút khởi công xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Đây là “siêu dự án” cấp quốc gia nằm trong top 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới với vốn đầu tư lớn lên đến 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ 30 triệu USD), được chia làm 3 giai đoạn. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 109.111 tỷ đồng (tương đương gần 4,665 tỷ USD) bao gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ; dự kiến hoàn thành vào năm 2025 với công suất khai thác đạt 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

san-bay-long-thanh
Siêu dự án sân bay Long Thành được khởi công vào tháng 1/2021

Những hạng mục triển khai đầu tiên của dự án trong giai đoạn 1 bao gồm hạ tầng chung (rà phá bom mìn, san lấp và chuẩn bị mặt bằng, xây dựng hàng rào, giao thông kết nối tuyến số một, số hai và các nút giao; đường và bãi đỗ ô tô, cầu, hầm, cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, viễn thông); công trình tại khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn, đèn hiệu hàng không); sân đỗ tàu bay; hệ thống cung cấp nhiên liệu tàu bay; nhà ga hành khách; nhà ga hàng hóa số một, nhà để xe, tòa nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác.

Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 1 đường cất hạ cánh (số 1) có chiều dài 4.000 m, chiều rộng 75m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại tàu bay hoạt động đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, 1 nhà ga hành khách có công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373.000 m2, 1 Đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m và các hạng mục phụ trợ.

Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ xây dựng các công trình phụ trợ, các nhà ga hàng hóa có tổng công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm cùng các công trình của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hoạt động trong Cảng hàng không như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Công an địa phương, Kiểm dịch y tế, Cảng vụ hàng không; đơn vị quản lý khai thác cảng; đơn vị điều hành bay; các hãng hàng không; các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng không.

Về giao thông kết nối, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được kết nối với các tuyến giao thông gồm tuyến số 1 kết nối Cảng với quốc lộ 51, quy mô 6 làn xe; tuyến số 2 kết nối Cảng với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Giây, quy mô 4 làn xe và các nút giao.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 109.111,742 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025.

Hạ tầng giao thông Đồng Nai hoàn thiện

Cũng trong năm 2021, bức tranh hạ tầng - giao thông tỉnh Đồng Nai dần hoàn chỉnh nhờ các dự án quan trọng. Hầu hết những công trình này đều đã được phê duyệt và khởi động từ cuối năm 2020, trong đó nổi bật là các dự án: sân bay Long Thành giai đoạn 1 đã khởi công sáng 5/1/2021, dự án đường ven sông Đồng Nai, hương lộ 2, nâng cấp đường tỉnh 763, cải tạo đường tỉnh 768, chống ngập suối Cải, hệ thống thoát nước khu vực suối Nước Trong...

san-bay-long-thanh-1
Hạ tầng sân bay Long Thành

Về liên kết vùng, hiện có nhiều công trình đã, đang và sắp triển khai như mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 4… tạo nên mạng lưới giao thông mang tính kết nối đột phá, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản ở khu vực phía Đông TP.HCM (bao gồm cả TP. Thủ Đức, Đồng Nai, Bình Dương).

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

6 xung lực tạo đà cho thị trường bất động sản 2021 và những năm sau

Các xung lực từ công nghệ bán hàng, pháp lý, chuỗi cung ứng, lãi suất… đang tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản 2021 và những năm sau.

Năm 2021, quản lý chặt chẽ tình trạng phân lô bán nền tràn lan

Từ năm 2021 sẽ không còn nhiều tình trạng tách thửa, hợp thửa tràn lan như trước đây. Việc kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô bán nền được quy định nghiêm ngặt qua Nghị định 148/2020/NĐ-CP cùng với Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021.

Bộ trưởng Bộ xây dựng: Bong bóng bất động sản đã không còn xuất hiện 6 năm nay

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định thị trường bất động sản Việt Nam 6 năm qua hầu như không có bong bóng bất động sản và vẫn đang phát triển ổn định. Ngoài ra, thị trường còn ghi nhận nhiều điểm sáng.

3 dự án căn hộ tai tiếng nhất năm 2020 tại TP.HCM

Năm 2020, thị trường căn hộ TP.HCM ghi nhận nhiều dự án sai phạm pháp lý. Trong đó, 3 dự án được cho là "tai tiếng" nhất, khiến người mua ôm "quả đắng" khi sai phạm pháp lý, chủ đầu tư bỏ trốn là: La Bonita, Kingsway Tower và Park Vista.

2 nghịch lý dễ nhận biết nhất của thị trường bất động sản 2020

Năm 2020, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều nghịch lý về nguồn cung, sức mua - giá bán sơ cấp và giá thuê - giá bán.

    Mở App