5 sai lầm 70% người đầu tư bất động sản thường gặp và cách giải quyết

Mục đích chính của hầu hết người đầu tư bất động sản là để kiếm lời, nhưng điều này không hề dễ dàng, nhất là đối với những người lần đầu tiên bước chân vào lĩnh vực này. Nếu không chú ý, rất có thể bạn sẽ vướng phải một số sai lầm sau:

1. Thiếu sự nghiên cứu

Trước khi chúng ta mua một chiếc ô tô hay một chiếc điện thoại thông minh đắc tiền, chắc chắn một điều rằng chúng ta sẽ dành ra khá nhiều thời gian để so sánh các mẫu mã sản phẩm với nhau, đặt ra rất nhiều câu hỏi và cố gắng quyết định liệu chúng có thật sự đáng giá để mua không. Cũng tương tư như thế, để đi đến quyết định có nên mua một ngôi nhà hay một căn hộ dự án không thì sự thận trọng thậm chí còn phải được thực hiện chặt chẽ hơn thế.

Người sắp mua nhà (bao gồm cả mua nhà đất lẫn căn hộ chung cư) không chỉ đặt ra các câu hỏi về ngôi nhà, mà cần phải điều tra, tìm hiểu kỹ về khu vực xung quanh của ngôi nhà, hay về hàng xóm láng giềng quanh đó. Bạn nên biết rằng, cho dù một ngôi nhà có đẹp đến mấy nhưng hàng xóm xung quanh toàn là những người kém văn minh, nhậu nhẹt, bài bạc suốt cả ngày thì giá trị ngôi nhà và chất lượng sống cũng sẽ mất đi rất nhiều. Thử hỏi liệu xem bạn có đáng để đổ tiền đầu tư vào căn nhà đó hay không?

nghien-cuu-bat-dong-san
Trước khi đầu tư bất động sản cần có sự nghiên cứu kỹ càng về dự án

Dưới đây là danh sách một số câu hỏi mà nhà đầu tư bất động sản tương lai nên đặt ra về ngôi nhà:

  • Xung quanh ngôi nhà có tiện ích hay trung tâm thương mại gì hay không?
  • Ngôi nhà có nằm ở khu vực bị ô nhiễm hoặc có vấn đề về môi trường không, hay xung quanh ngôi nhà có tụ điểm nhậu nhẹt hay quán bar không?
  • Ngôi nhà có vấn đề gì về nền móng hoặc kết cấu cần xử lý không?
  • Ngôi nhà có gì mới và có gì cần phải thay thế?
  • Tại sao chủ cũ của ngôi nhà lại bán?
  • Tiềm năng phát triển của ngôi nhà trong tương lai có tốt không, có dính vào quy hoạch nào không?

2. Đầu tư theo phong trào

Sai lầm phổ biến thứ hai mà nhiều người đầu tư địa ốc hay mắc phải đó là họ thường dốc tiền mua bất động sản theo phong trào, tâm lý đám đông hoặc quá hào hứng với các chương trình khuyến mãi "khủng", hay thậm chí gom hàng khối lượng lớn để được chiết khấu nhiều.

Ngoài ra, họ cũng mắc sai lầm khi chỉ thấy cái lợi trước mắt mà chưa xem xét kỹ các chỉ số cơ bản đằng sau như: sản phẩm, tiến độ thanh toán, giá cả, hiệu quả sinh lời... Nếu đã từng hoặc đang mua và đầu tư nhà đất kiểu này, bạn cần phải dừng lại và giải phóng suất đầu tư càng nhanh càng tốt vì đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến chôn vốn oan vào bất động sản.

3. Tự bản thân làm mọi thứ

Rất nhiều người đầu tư địa ốc nghĩ rằng họ biết hết mọi thứ và bản thân họ có thể hoàn thành một giao dịch thật sự. Đây là sai lầm khá nghiêm trọng có thể khiến quá trình đầu tư thất  bại. Các nhà đầu tư BĐS nên tận dụng mọi nguồn lực có thể và những chuyên gia thân quen để nhờ giúp đỡ đưa ra quyết định mua bán đúng đắn. Ngay bây giờ, người đầu tư hãy tự mình liệt kê ra một danh sách bao gồm những ai/đơn vị nào sẽ hỗ trợ mình trong tiến trình đầu tư nhà đất, trong đó có thể bao gồm: một sàn giao dịch bất động sản có uy tín, một nhân viên môi giới nhạy bén, hay một luật sư giỏi về địa ốc.

Những chuyên gia này có đủ khả năng để cảnh báo các nhà đầu tư về bất cứ vấn đề gì liên quan đến ngôi nhà cũng như hàng xóm xung quanh. Trong trường hợp là luật sư, anh ra có thể cảnh báo cho người mua nhà bất cứ thiếu sót gì liên quan đến chứng từ hay quyền xây cất để giúp người mua có thể trở lại nơi ở.

4. Dùng quá nhiều đòn bẩy tài chính

Đây là sai lầm kinh điển của các nhà đầu tư bất động sản trong những năm thời kỳ khủng hoảng xảy ra. Tỷ lệ vay vốn khi đầu tư vào bất động sản cao (từ khoảng 50 - 80%), nhà đầu tư sẽ bị áp lực trả lãi và vốn gốc. Nếu như thanh khoản kém, nhà đầu tư sẽ mất dần lợi nhuận theo thời gian khi bị thâm hụt dòng tiền vì phải trả lãi ngân hàng, thậm chí phải bán tháo bất động sản với giá thấp. Có thể dùng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ vay vốn cao khi nhà đầu tư kiểm soát được đầu vào và đầu ra, nên làm cho từng thương vụ chứ không phải là xu hướng.

5. Mua nhà đất có giá trị quá lớn so với tiềm lực tài chính

Những trường hợp liều lĩnh này thường xuất hiện phổ biến với đối tượng đầu cơ bất động sản. Nguồn vốn đầu tư không đủ, quỹ dự phòng quá ít, không thể thanh toán kịp tiến độ trong khi mãi lực thị trường còn thấp dẫn đến áp lực phải bán rẻ, hoặc thanh lý hợp đồng sớm.

mua-nha-dat
Không nên mua bất động sản có giá trị quá lớn

Trên đây là một số thông tin về việc tránh sai lầm khi đầu tư mua bán bất động sản. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn khi quyết định đầu tư, mua bán.

>> XEM THÊM:

Nghề môi giới bất động sản: 3 khó khăn sale bất động sản thường gặp và cách giải quyết

N. Phương (Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh nghiệm bán nhà đất: Cách thương lượng để được giá bán tốt

Thương lượng giá cả mua bán nhà đất cũng là một nghệ thuật. Làm thế nào để có thể thỏa thuận với một mức giá hợp lý, không bị "hớ" khi bán? Tất cả những thông tin này sẽ có trong bài viết sau:

Thủ đoạn lừa bán đất nền ngày càng tinh vi của cò đất

Trong bối cảnh đất nền tại các thành phố lớn đang khan hiếm, nhiều chiêu trò lừa bán đất của các cò đất ngày càng tinh vi đánh vào tâm lý của người dân mong muốn mua với giá mềm. Vì thế nhiều người mắc lừa, dính vào cạm bẫy mua bán, khiến "tiền mất tật mang". Đó là những chiêu trò gì? Cùng Homedy tìm hiểu qua các thông tin:

Thủ tục yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị mất?

Có nhiều lý do khiến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất như do thiên tại (lũ lụt, bão, động đất) hay do các sự cố ngoài ý muốn như hỏa hoạn. Đây là những sự cố không mong muốn. Vậy trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm thế nào để khắc phục và quy trình gồm những gì? Cùng Homedy tìm hiểu qua các thông tin:

Nghề môi giới bất động sản: 3 khó khăn sale bất động sản thường gặp và cách giải quyết

Nghề môi giới bất động sản (BĐS) là một nghề đầy thách thức và đòi hỏi bạn cần có sự kiên định, cố gắng, sáng tạo. Nhiều sale bất động sản chia sẻ rằng trong nghề này đầy đủ cung bậc cảm xúc gồm vui, buồn, tan vỡ, hạnh phúc. Đối với những người mới vào nghề không lâu thường gặp 3 khó khăn sau:

Chỉ bỏ ra 20 triệu đồng chi phí sửa chữa có thể giúp ngôi nhà bạn tăng 200 triệu giá bán ra

Thay vì việc giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà, nhiều người đã "mạnh dạn" đầu tư chi phí sửa chữa, tu bổ lại các không gian. Kết quả thực tế cho thấy ở nhiều ngôi nhà, gia chủ chỉ bỏ ra 20 triệu đồng cho chi phí tu sửa đã giúp giá trị ngôi nhà tăng lên đến 200 triệu đồng.

    Mở App